Người đàn ông bị thủng thực quản sau khi ăn

Ông Lý người đàn ông đã 68 tuổi, được người nhà đưa vào viện cấp sau giờ ăn tối luôn miệng kêu gào đau đớn. Người nhà cho biết vài tiếng trước đó sau khi ăn cơm ông bị đau ngực kèm theo biểu hiện buồn nôn, khi nôn có xuất hiện dịch màu nâu, triệu chứng đau của ông bắt đầu kéo dài và không thể nào chịu được. Hỏi đến lí do thì được người nhà cho biết do ông ăn uống nhiều hơn ngày thường.

Sau khi các bác sĩ kiểm tra và tiến hành chụp CT họ phát hiện ra thực quản của ông Lý đã bị vỡ, có một lỗ sâu 5cm. Ông cần chuyển sang phẫu thuật ngay lập tức. Tuy nhiên, bác sĩ đưa ra khuyến nghị điều trị phẫu thuật và giải thích những rủi ro của phẫu thuật sửa chữa thực quản.

Quá trình phẫu thuật chỉnh lại thực quản (Ảnh minh họa: Internet)

Một bác sĩ giải thích: ‘Rủi ro lớn nhất sau khi vỡ thực quản là nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm nhập vào khoang ngực từ vết thủng có thể gây nhiễm trùng phổi và thậm chí tử vong do sốc độc’. Cảm thấy không được an toàn nên người nhà ông Lý đã từ chối tiếp nhận phẫu thuật, cho đến sáng hôm sau tình trạng bệnh của ông bị trở nặng. Nếu không được phẫu thuật ngay khả năng cao ông sẽ bị nhiễm trùng phổi và có thể tử vong trong 2-3 ngày.

Lúc này người nhà vì muốn bảo vệ tính mạng của ông nên đã đồng ý tiếp nhận ca phẫu thuật, mà ngay cả họ cũng không thể biết được có cứu sống được người nhà mình hay không.

Nhận được sự đồng ý của người nhà các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ để sữa chữa thực quản, dính màng phổi và dẫn lưu lồng ngực kín. Khi khám thực quản bị vỡ, bác sĩ phát hiện đoạn vỡ dài 5cm.

May mắn thay, ca mổ đã được sửa chữa thành công. Sau 2 ngày điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt, ông Lý đã có thể trở lại khoa ngoại tổng hợp và được xuất viện sau hơn 20 ngày.

Những nguy hiểm của việc ăn quá no

Các bác sĩ tiếp nhận trường hợp của ông Lý cũng được cho là trường hợp hi hữu mà họ từng gặp. Tuy nhiên, thông thường ăn quá nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mọi người. Dưới đây là một số hệ lụy mà cơ thể phải gánh chịu nếu ăn quá no.

Bệnh tim

Nếu thường xuyên ăn quá no, ăn nhiều mỡ, đạm thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch rất cao, nguy hiểm nhất là bệnh động mạch vành tim. Bệnh này liên quan mật thiết với việc ăn uống.

Ăn quá nhiều có thể gây áp lực cho tim (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bạn ăn quá nhiều thì thức ăn trong quá trình tiêu hóa sẽ làm tăng gánh nặng cho tạng tim, khiến sự co bóp của tim bị hạn chế. Quá nhiều chất béo trong thức ăn sẽ khiến cholesterol tích lắng ở thành động mạch, làm cho động mạch xơ cứng nhanh, gây ảnh hưởng tới động mạch vành của người bệnh.

Dạ dày

Dạ dày cũng cần phải được nghỉ ngơi. Vì thế, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Khi bạn bắt dạ dày hoạt động quá tải, niêm mạc dạ dày không thể tiết dịch vị và sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra lở loét và các bệnh dạ dày khác.

Ung thư

Một bữa ăn quá tải có thể gây ra các hoạt động làm giảm khả năng ức chế ung thư biểu mô tế bào, một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhiều dinh dưỡng vào buổi tối, chúng sẽ chịu tác dụng của vi khuẩn yếm khí trong đại tràng và sinh ra chất có hại cho cơ thể, những chất này lưu lại trọng đường ruột thời gian dài sẽ gây ra ung thư đại tràng.