Anh Tôn là một nhân viên lái xe thuê cho một nền tảng trực tuyến tại Trung Quốc. Vào tháng 8 năm ngoái, anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan khi khám sức khỏe. Bác sĩ hỏi bệnh sử và được biết anh có tiền sử viêm gan B trước đây, nhưng chưa từng để ý tới phương diện này.

Đồng thời, anh Tôn thường làm việc rất chăm chỉ để kiếm nhiều tiền hơn bằng cách chạy xe, anh làm việc khoảng 15 giờ mỗi ngày. Để tiết kiệm, ngày nào anh cũng tự mang nồi cơm điện mini của mình đi nấu cơm và ăn dưa chua để giải quyết chuyện ăn uống. Nồi cơm điện của anh Tôn dùng đã hơn 2 năm, do rửa bằng bùi nhùi thép thường xuyên nên lớp mạ cũng bị bong ra nhiều, nhưng anh rất tiết kiệm và ngại thay nồi cơm điện mới.

Ảnh minh họa
 

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, anh Tôn thường chú ý đến thông tin sức khỏe trên điện thoại di động của mình, một hôm, anh nhìn thấy một bài báo nói về nồi cơm điện. Từ đó, anh nghi ngờ rằng bệnh của mình có thể liên quan đến chiếc nồi cơm điện cũ bị bong lớp chống dính kia. Sau một thời gian dài điều trị nhưng không có tiến triển tốt, cuối tháng 1 vừa qua, anh Tôn đã qua đời ở tuổi 39.

Nồi cơm điện là "hung thần" của bệnh ung thư gan?

Bác sĩ chỉ ra rằng, việc sử dụng nồi cơm điện không đúng cách quả thực có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng nó không phải là "liều thuốc độc" gây ra bệnh ung thư gan của anh Tôn.

Trên mạng thường có những thông tin cho rằng nồi cơm điện hay chảo chống dính bị bong tróc có thể gây ung thư. Nhưng trên thực tế, lòng nồi của nồi cơm điện hay chảo chúng ta thường dùng được làm bằng nhôm hoặc inox. Nếu không có lớp phủ, nhôm có thể ngấm vào thức ăn sau khi hâm nóng, khiến chúng ta nhiễm quá nhiều kim loại nặng và có tác dụng phụ về thần kinh.

Do đó, các nhà sản xuất sẽ sử dụng polymer perfluorinated như polytetrafluoroethylene trên bề mặt của lớp lót để chặn và chống dính, mà chúng ta thường gọi là Teflon. Nhưng trên thực tế, dụng cụ nấu nướng với lớp chống dính Teflon sẽ không thay đổi trong khoảng nhiệt độ từ nhiệt độ thường đến 260 độ C, và mức sử dụng hàng ngày của chúng ta về cơ bản sẽ không vượt quá 180 độ C.

Vì thế, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Teflon và các sản phẩm của nó được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày sẽ không gây hại cho sức khỏe. Điều này cũng có nghĩa là dù lớp chống dính của các loại nồi, chảo có bong tróc thì nó cũng có rất ít ảnh hưởng tới cơ thể chúng ta chứ chưa nói đến là gây ung thư.

2 thói quen này mới thực sự gây ung thư gan cho anh Tôn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư gan, nhưng 2 nguyên nhân phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải và cũng là ''thủ phạm'' gây bệnh cho anh Tôn là:

1. Ăn uống kém lành mạnh

- Nghiện rượu lâu ngày dễ sinh ung thư gan.

- Ăn các thực phẩm muối chua, chiên, hun khói trong thời gian dài cũng có thể gây ung thư gan.

- Thường xuyên ăn lạc mốc, ngô, gạo, khoai tây khô, củ cải khô, các sản phẩm từ sữa, đậu nành và các thực phẩm bị mốc khác cũng có thể gây ung thư gan, vì những thực phẩm này có chứa aflatoxin, một chất gây ung thư mạnh nên mọi người nên tránh ăn.

2. Thức khuya, mệt mỏi thường xuyên

Thức khuya, mệt mỏi thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng miễn dịch của cơ thể trở nên kém đi.

Một số người cho rằng huyết tương của bệnh nhân ung thư gan có chứa yếu tố ngăn chặn, có thể ức chế miễn dịch tế bào và bảo vệ tế bào ung thư gan không bị tế bào miễn dịch tiêu diệt. Alpha-fetoprotein (AFP) đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự thực bào của tế bào lympho và đại thực bào.

Do đó, nếu cơ thể bạn càng ốm yếu, hệ miễn dịch không tốt thì càng khó để ''phá tan'' AFP, tấn công vào tế bào ung thư và tiêu diệt nó. Vì thế, thức khuya, mệt mỏi thường xuyên là một trong những thói quen quan trọng dẫn đến ung thư gan.

Ngoài ra, ung thư gan có liên quan mật thiết đến bệnh gan mãn tính, theo số liệu, hơn 30% bệnh nhân ung thư gan có tiền sử mắc bệnh viêm gan mãn tính, đặc biệt là viêm gan B mãn tính, đây có thể coi là "chất xúc tác" dẫn đến ung thư gan. Vì vậy, bệnh nhân viêm gan B và các bệnh gan khác phải chuẩn đoán và điều trị, sử dụng thuốc kháng vi rút khi cần thiết để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.