Nhiều bé ngủ ngáy với những lý do vô cùng khác nhau, nếu bố mẹ không đẻ ý tìm hiểu nguyên nhân gốc thì rất khó có thể tìm ra cách chữa ngủ ngáy ở trẻ em được hoàn toàn. Cùng xem những thông tin chi tiết và cụ thể được trình bày dưới đây để chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em đơn giản và nhanh chóng nhất nhé. 

Hướng dẫn chữa ngủ ngáy ở trẻ em hiệu quả nhất

1, Hiện tượng ngáy khi ngủ ở trẻ em

Trẻ em ngáy khi ngủ không phải là hiện tượng hiếm gặp, cứ 10 bé sẽ có 1 bé gặp ngáy ngủ ban đêm. Nhưng tiếng ngáy ngủ ở trẻ em là gì? 


Hiện tượng ngáy ngủ ban đêm ở trẻ em không phải hiếm gặp. Ảnh: Internet

Giải thích về ngáy ở trẻ em, hiểu đơn giản, khi bé ngáy sẽ phát ra âm thanh khò khè, gầm nhẹ hoặc rên rỉ từ mũi hoặc miệng, do khi bé hít thở, gặp cản trở gì đó khiến không khí đi vào và ra không được lưu thông tự do, gây ra tiếng vang lúc ngủ ở bé. Cụ thể: Khi đường dẫn khí mở ra và đóng lại tạo ra những rung động đến mô cổ họng. Không khí đi qua càng nhiều, tốc độ lớn thì độ rung cũng lớn hơn, nhất là khi gặp các trở ngại, vật cản trong đường dẫn khí này và tạo ra tiếng ngáy.

Thông thường, các bé từ ba tuổi trở lên cũng có xu hướng ngáy khi chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh, ngáy không phải do các vấn đề như ngưng thở khi ngủ hay ốm, bệnh đường phổi, mũi thì bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, không phải lo lắng gì nhiều. Nhưng nếu bé ngáy và thường xuyên thức giấc giữa đêm, khó thở thì bé cần phải điều trị. 

Vì khi bé ngáy ngủ, khả năng lớn là đường hô hấp của bé đang bị tắc nghẽn khiến bé không có đủ không khí vào phổi, lâu dần có thể dẫn đến ngưng thở trong khi ngủ, và biểu hiện là ngáy ngủ ở trẻ em. Điều đó sẽ khiến bé không nhận đủ oxi khi ngủ, bé quấy ngủ ban đêm, lúc thức dậy vẫn mệt mỏi, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe của bé.

2, Nguyên nhân ngủ ngáy ở trẻ em

Nếu bé ngáy khi ngủ thì bố mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân để có thể chữa và cải thiện tình hình cho con tốt nhất


Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị ngáy ngủ ban đêm. Ảnh: Internet

Dị ứng theo mùa hoặc bé bị dị ứng khi tiếp xúc thứ gì đó 

Nhiều trẻ khi gặp dị ứng, ví dụ như dị ứng phấn hoa sẽ làm mũi tiết nhiều dịch nhầy, khiến tắc mũi, khiến trẻ khó thở và dẫn đến ngáy. 

Bé bị viêm amidan hoặc viêm tuyến Adenoids

Viêm tuyến Adenoids thường gặp ở trẻ 3-7 tuổi, hiểu đơn giản là các tuyến nằm gần mũi dần dần bị teo, ảnh hưởng đến đường thở của bé, trong khi viêm amidan thì khiến bé đau họng. Cả hai chứng viêm này đều là bẫy vi khuẩn, nếu không chữa kịp sẽ khiến tình trạng nặng hơn và bé gặp ngáy ngủ ban đêm. 

Bé bị xoang, cảm lạnh 

Khi bé bị xoang hay cảm lạnh khiến đường mũi bị tắc, khiến trẻ khó thở, sự tắc nghẽn này sẽ tạo ra tiếng ồn phì phò, khò khè khi bé thở trong lúc ngủ. 

Bé bị tắc vách ngăn mũi 

Phần vách ngăn mũi là sụn và phân tách hai lỗ mũi với nhau. Một số bé sinh ra tự nhiên vách ngăn mũi bị lệch khiến một bên to bên nhỏ, luồng khí đi qua lỗ mũi nhỏ sẽ dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến bé bị khó thở và ngáy. 

Bé bị thừa cân cũng là một nguyên nhân khiến bé ngủ ngáy ban đêm 

Bé thừa cân và béo phì sẽ khiến tích tụ mỡ quanh cổ họng, khiến các đường dẫn khí bị thu hẹp lại và bé ngủ ngáy. 

Bé bị rối loạn di truyền hoặc gặp vấn đề về thần kinh

Trẻ em bị hội chứng Down, chứng loạn dưỡng cơ, và hở hàm ếch có xu hướng ngáy ban đêm vì các bé dễ bị hạ huyết áp đáng kể, các cơ cổ họng và đường hô hấp yếu. Những trẻ em này có nguy cơ ngáy ngủ cao hơn trong khi ngủ.

Bé bị hen suyễn

Trẻ em bị hen suyễn thường bị viêm mũi khiến trẻ khó thở trong khi ngủ, điều này có thể gây ngáy.

Bé tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá

Khi bé tiếp xúc với khói thuốc lá, không chỉ gây hại về sức khỏe, sự phát triển của bé mà còn gây kích thích đường mũi và đường hô hấp, khiến chúng bị viêm. Khi bé hít khói thuốc thụ động sẽ dẫn đến ngáy do đường mũi và đường hô hấp bị tắc.

3, Cách điều trị ngủ ngáy ở trẻ em

Nếu các bé ngáy ngủ vào ban đêm và bố mẹ nhận thấy các triệu chứng khác như buồn ngủ trong ngày, hoạt động kém trong ngày, thì các bé cần được điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm nguyên nhân của vấn đề. Một khi tìm ra nguyên nhân, sẽ có các cách điều trị hoặc chữa ngáy ngủ ở trẻ em thích hợp nhất.


Những biện pháp chữa ngáy ngủ ở trẻ em hiệu quả nhất. Ảnh: Internet

Một số cách chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo như là:

Tiến hành phẫu thuật để chữa ngủ ngáy 

Nếu bé ngáy do bị viêm Adenoids hoặc viêm Amidan thì có thể lựa chọn phẫu thuật để cắt bỏ các khối viêm này, về sau bé sẽ được thở đúng cách khi ngủ và tự nhiên chứng ngáy ngủ sẽ mất đi. 

Tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống

Trong trường hợp con bạn béo phì hoặc béo phì, bác sĩ sẽ đề xuất các bài tập hoặc thay đổi chế độ ăn uống để giảm cân cho bé. Tập thể dục cũng làm cho cổ họng và cơ bắp mạnh mẽ. Các cơ cổ họng được tăng cường giúp giảm hẳn chứng ngáy ngủ ban đêm ở trẻ em.

Cung cấp đủ độ ẩm trong phòng ngủ 

Nếu bé bị nghẹt mũi do dị ứng hoặc theo mùa, hãy chạy máy tạo độ ẩm trong phòng khi bé ngủ. Sự gia tăng độ ẩm trong phòng giúp giảm kích ứng mũi và ngăn bé ngáy đêm. 

Thay đổi vị trí ngủ

Thông thường, trẻ em nằm ngửa có khuynh hướng ngáy, vì lưỡi gà được thả lỏng ở cổ họng, cản trở luồng không khí lưu thông tự do. Nên để chữa ngáy ngủ ban đêm, đặt bé nằm nghiêng hai bên, nó có thể giảm bớt hiện tượng ngáy đêm ở bé. 

Nâng cao đầu và vai khi bé cảm lạnh

Lúc đi ngủ, hãy đặt một chiếc gối lớn dưới vai và đầu của trẻ. Vị trí cao của đầu và vai này ngăn ngừa nghẹt mũi khi bé bị cảm lạnh, giúp bé ngủ ngon và không ngáy nữa. 

Trang bị máy lọc không khí

Một số trẻ em bị dị ứng với bụi dẫn đến nghẹt mũi. Nếu con bạn bị dị ứng này, hãy giữ máy lọc không khí trong phòng của mình để chạy liên tục. Nó sẽ loại bỏ các chất gây dị ứng từ phòng ngủ và làm giảm bớt nghẹt mũi, tắc mũi khiến bé không ngáy ngủ.

Tiến hành rửa mũi cho bé thường xuyên 

Bố mẹ có thể tiến hành rửa mũi cho bé để loại bỏ chất nhầy dư thừa ra khỏi mũi của bé. Nó cũng loại bỏ các chất gây dị ứng từ mũi. Một khi đã loại bỏ các chất nhầy, bé dễ thở cũng không ngáy đêm nữa.

Bôi tinh dầu bạc hà dưới mũi bé

Dầu bạc hà có đặc tính kháng viêm và có thể làm giảm sưng niêm mạc mũi. Lấy một ít dầu và chà vào dưới lỗ mũi. Nó sẽ làm giảm tắc nghẽn và giúp giảm viêm, giúp trẻ dễ thở mà không ngáy.

Bố mẹ cũng có thể thêm vài giọt dầu vào nước nóng và để cho bé hít hơi. Nó là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất chứng ngáy do cảm lạnh và dị ứng.

Cho bé ăn dầu ô liu

Nhiều bạn đã biết những lợi ích sức khỏe của dầu ô liu nhưng bạn có biết nó cũng có thể giúp khắc phục chứng ngáy ban đêm ở trẻ nhỏ nữa đấy. Dầu ô liu giúp dưỡng ẩm các mô ở cổ họng và mũi. Điều này làm giảm ma sát, cho phép không khí di chuyển tự do dễ dàng hơn. Kết quả là, bé sẽ không còn ngáy ngủ trong khi ngủ nữa.

Cho trẻ ăn một thìa dầu hai đến ba lần/ngày, nhất là thời điểm trước khi đứa bé đi ngủ.

Tưởng rằng, ngáy ngủ ở trẻ em là đơn giản và không phải lo nhưng thật ra nó lại là một trong những thông báo sức khỏe tiềm ẩn về chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh đường hô hấp mà nhiều khi bố mẹ không để ý. Bố mẹ đọc xong bài viết này hãy chú ý hơn đến các cách chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em. Nếu áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không khắc phục được tình hình thì cần đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị chính xác, giúp bé khỏe mạnh và không còn bị ngáy ngủ ban đêm nữa nhé.