Ngó bụng mẹ xem sự phát triển của thai nhi qua từng tháng mang bầu
Khi mang thai, tâm lý chung của các mẹ bầu là muốn biết con mình hiện tại nhìn thế nào, bé đã phát triển đến đâu và có khỏe mạnh không. Dưới đây là chi tiết quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng.
# Thụ thai
Quá trình thụ thai diễn ra khi tinh trùng thâm nhập vào trứng. Tại thời điểm này, bộ gen của bé đã hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính cũng được xác định luôn. Trong vòng 3 ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh tạo thành bào thai. Bào thai đi qua ống dẫn trứng vào tử cung và bám lên thành tử cung để phát triển.
# Tháng thứ 1
Tháng thứ nhất của thai kỳ là khoảng thời gian thai nhi hình thành cấu trúc khuôn mặt và cổ sau này. Trong khi tim và mạch máu tiếp tục phát triển thì các cơ quan nội tạng khác như phổi, dạ dày, gan mới bắt đầu hình thành.
# Tháng thứ 2
Lúc này kích thước của em bé đã được khoảng 1-1,3cm. Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay và chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.
# Tháng thứ 3
Em bé đã được khoảng 5cm và bắt đầu tự di chuyển. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng các dụng cụ đặc biệt. Đồng thời, cơ quan sinh dục của em bé nên bắt đầu trở nên rõ ràng.
# Tháng thứ 4
Lúc này, bé đã dài khoảng 11-11,7cm và nặng khoảng 100g. Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn mẹ khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.
# Tháng thứ 5
Bé đã dài khoảng 15,3cm và nặng 280g. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của mẹ lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn.Lúc này con đã có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Chẳng bao lâu nữa, mẹ sẽ cảm nhận được chuyển động của con trong bụng.
# Tháng thứ 6
Bé đã nặng hơn 630g rồi đấy. Con cũng đã có thể phản ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé có thể hiểu được những lời mẹ thủ thỉ mỗi ngày. Cơ thể thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ các chức năng.
# Tháng thứ 7
Trong tháng này, bé lớn nhanh như thổi và nặng khoảng 1,1kg và thường xuyên thay đổi vị trí nằm. Lúc này nếu bé không may phải ra đời sớm thì cũng có nhiều khả năng sống sót. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ cảnh báo mẹ bầu cẩn thận trong ăn uống, sinh hoạt, đề phòng sinh non.
# Tháng thứ 8
Đến tháng thứ 8, thai nhi nặng khoảng 1,8kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Nếu ra đời trong thời điểm này, bé sẽ đạt trọng lượng bằng nửa trọng lượng nếu sinh đủ tháng. Đây là lúc mẹ nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai và đi khám hai tuần một lần.
# Tháng thứ 9
Đến tháng thứ 9, bé đã phát triển toàn diện và bắt đầu quay đầu xuống xương chậu mẹ để chuẩn bị ra ngoài. Cân nặng và chiều dài trong tháng này của mỗi bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tình, số lượng thai và kích thước bố mẹ. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này sẽ nặng khoảng 2,8kg và dài 50cm.
# Ra đời
Ngày em bé ra đời được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa theo cách tính này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần.
Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh muộn mà do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho mẹ hoặc mổ lấy thai.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.