Giá trị dinh dưỡng của cơm rượu

Theo quan niệm dân gian, hàng năm vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), người dân thường có thói quen ăn cơm rượu nếp để tiêu diệt “sâu bọ” gây hại cho đường ruột.

Cơm rượu ở các vùng miền nước ta có cách làm khác nhau. Cơm rượu miền Bắc được làm từ gạo nếp với men rượu, ủ trong khoảng 3 ngày cho ngấm. Cơm rượu nếp miền Trung có hình dạng là những viên nếp nguyên miếng. Cơm rượu miền Nam được vo tròn thành từng viên trước khi ủ.

Cơm rượu là món ăn phổ biến ở nước ta trong ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh minh họa: Internet

Gạo nếp dùng làm cơm rượu là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng nguyên vỏ lụa nên rất giàu dưỡng chất. Cơm rượu nếp chứa nhiều protein, lipid, chất béo, carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin E, các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho… rất tốt cho hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể.

Bà bầu ăn cơm rượu có được không?

Việc ăn cơm rượu là một phong tục phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Đối với bà bầu, ăn cơm rượu trong ngày này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chị em có thể trạng bình thường. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cơm rượu một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Theo đó, lớp cám của gạo nếp đem làm cơm rượu còn nguyên các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu sẽ tiếp nhận được các nguồn gluxit, protit, lipid, muối khoáng, vitamin nhóm B, chất xơ, sắt và một số nguyên tố vi lượng khác.

Bà bầu ăn cơm rượu vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng của cơm rượu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Cơm rượu nếp cẩm còn có tác dụng ổn định huyết áp cho bà bầu, giảm lượng choleterol trong máu mà không gây ra tác dụng phụ. Hoạt chất lovastatine và egosterol trong men gạo nếp sẽ giảm nguy cơ tai biến tim mạch, tái tạo các mạch máu.

Bà bầu có thể chế biến cơm rượu cùng các món ăn khác để giảm đi hơi men - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, đối với bà bầu, việc ăn cơm rượu trong thời kỳ mang thai cũng cần hết sức lưu ý. Hơi men của cơm rượu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải với liều lượng 2 lần/tuần.

Ngoài cách ăn cơm rượu nguyên chất, mẹ bầu cũng có thể kết hợp với gạo nếp cẩm, đậu đỏ, nước hầm xương để nấu thành món cháo mặn. Hoặc nấu với đậu đỏ, đường phèn giúp bổ máu, rất tốt cho phụ nữ sau sinh.