Nỗi lo ngày Tết

Càng sát Tết, chị Nguyễn Thanh Hương (Hoàng Mai, Hà Nội) lại lo lắng không biết làm sao với hai bé gái nhà chị. Chị Hương kể, cả hai bé đều ở tình trạng thừa cân. Bé Mít học lớp 4 nhưng đã nặng tới 45kg, người như quả bóng. Bé thứ hai học lớp 2 cũng chẳng kém chị với 34 kg. Chị Hương thường xuyên phải giám sát việc ăn uống của con. Dịp Tết năm ngoái, chị lơ là chút các bé tăng 3,4 kg.

Không riêng gì nỗi lo của chị Hương, trước tình trạng gia tăng trẻ thừa cân béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng dịp Tết không chỉ người trưởng thành đứng trước nguy cơ tăng cân mà trẻ nhỏ cũng tăng cân.

Theo bác sĩ CK2 Dương Công Minh, trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố Hồ chí Minh, ngày tết có sự xáo trộn rất lớn. Ngày tết nét đặc trưng của thực phẩm là giàu ngọt, giàu béo, đồ ăn tinh bột rất nhiều. 

Trong giai đoạn Tết, những bé đang thừa cân nếu không kiểm soát mà cho bé ăn thoải mái sẽ dẫn đến béo phì. 

Dinh dưỡng ngày tết thường nhiều chất béo, đường và ít chất xơ - Ảnh minh họa: Internet

Những bé đang suy dinh dưỡng trong dịp Tết không kiểm soát sở thích ăn đồ ngọt, uống nước ngọt vô tội vạ sẽ làm bé ngang bụng, thiếu chất xơ, thiếu nước, không ngủ nghỉ đầy đủ có thể gây táo bón, ngủ nghỉ không an toàn sẽ có thể bệnh thêm. Nhiều trẻ suy dinh dưỡng sau Tết lại càng suy dinh dưỡng nặng.

Bác sĩ Minh cho biết ngày Tết ảnh hưởng tới chế độ ăn của trẻ rất lớn. 

Trong những ngày gần Tết, bác sĩ Minh kể ông gặp rất nhiều cháu bị đái tháo đường, béo phì đã điều trị cả năm và dịp Tết đến thì gia đình rất lo lắng. Có các bé lớp 6,  lớp 7 bản thân các bé cũng lo lắng. Dịp Tết ở nhà, trẻ không ăn theo cữ ăn ở trường, được ăn nhiều, bánh kẹo, mứt, nước ngọt.

Trong điều trị bệnh lý béo phì, các bác sĩ phải áp dụng nhiều phương pháp, trong đó có “kiềng ba chân”.

Thứ nhất, chế độ ăn hợp lý.

Thứ hai, vận động thể dục thể thao.

Thứ ba, béo phì nặng mới dùng thuốc.

Trong ngày Tết, cả ba điều này đều khó thực hiện. Chính vì thế, bác sĩ Minh có lời khuyên bố mẹ cần làm công tác tư tưởng với con. Cha mẹ cần làm cả công tác tư tưởng với ông bà nội ngoại, họ hàng. Bé ăn theo kiểm soát của cha mẹ. Có thể ăn 1, 2 miếng mứt, hạn chế nước ngọt. Bố mẹ nên rót nước ngọt ra ly cho con, tất cả uống trong ly, không được uống cả lon.

Bác sĩ Minh nhấn mạnh tuyệt đối không làm cho bé mất vui vì bị kiểm soát ăn uống ngày Tết.  Cha mẹ cần làm công tác tư tưởng cho con sớm hơn, giải thích cho con hiểu về tình trạng thừa cân, béo phì của mình. Cha mẹ có thể dùng các ký hiệu như 1 ngón tay, 2 ngón tay hoặc nghiêm nét mặt nếu không đồng ý cho con ăn.

Cha mẹ cần kiểm soát ăn uống của con trong dịp Tết - Ảnh minh họa: Internet

Luôn luôn nhớ cần hạn chế đồ béo, ngọt, đồ uống có ga, nên giữ vận động cho trẻ. Nên cho trẻ ra ngoài đi chơi, thăm người quen, tăng khả năng vận động, thời gian đi bộ để tiêu hao năng lượng.

Trẻ đái tháo đường cần chuẩn bị gì?

Với trẻ bị đái tháo đường, bác sĩ Minh chia sẻ ở trẻ nhỏ đa phần mắc chứng đái tháo đường tuýp 1. Do Insulin của trẻ không tiết ra nên trong dịp này, bố mẹ phải nhớ không được để con ăn tuỳ tiện. Nhưng không quá khắt khe thì sẽ dẫn tới hạ đường huyết ở trẻ, gây biến chứng rất lớn, có thể dẫn đến tử vong.

Với bé bị đái tháo đường, cần chuẩn bị thuốc cho con. Thực tế, bác sĩ Minh cho biết có phụ huynh còn quên mua thuốc. Đến giao thừa mới phát hiện hết thuốc hay hết que thử đường huyết. Điều này rất nguy hiểm. Do đó, cần bé mệt mỏi hay có bất thường cần kiểm tra đường huyết cho con ngay.

Khác với người lớn, đái tháo đường trẻ con bắt buộc phải theo dõi đường huyết liên tục tại nhà. Phải chuẩn bị que thử đường huyết, thuốc men, chế độ ăn. T

rước Tết, cha mẹ có con bị đái tháo đường cần tiếp xúc với bác sĩ dinh dưỡng của bé về đái tháo đường để xâu dựng thực đơn cho bé. Quy tắc cho ăn nhiều bữa nhỏ và tăng cường vận động, thuốc men đầy đủ, cần theo dõi đường huyết thường xuyên tại nhà.