Có một điều mà hầu như những người lớn luôn khuyên người nhỏ rằng: tốt nhất đừng cho người khác mượn tiền nhất là những người thân thuộc, vì khi cho một người mượn tiền đồng nghĩa bạn mất đi một mối quan hệ.

Khi cho vay tiền thì có thương lượng, bàn bạc đàng hoàng, tử tế, khi trả lại tiền thì rất có thể không cần tới thể diện, mặt mũi. Thậm chí xảy ra những mâu thuẫn không đáng có. Vậy nên để tránh vạ lây tốt nhất bạn nên nhớ 3 điều sau đây.

Thứ 1: Nếu không phải là chuyện cấp bách tốt nhất không cho mượn

Những người bạn thân thiết mượn tiền, chúng ta không nên lập tức đã hỏi ngay là mượn bao nhiêu tiền.

Nếu như dùng tiền với mục đích không hợp lẽ phải, một đồng cũng không thể cho mượn, dùng với mục đích cứu người hoặc vào lúc cấp bách, như vậy cho người đó mượn tiền mới đúng nghĩa là giúp đỡ người đó.

Đối với những người ăn không ngồi rồi thì một đồng cũng không cho mượn. Bởi khi mượn được tiền, họ lại càng trở nên ỷ lại, không động chân động tay làm việc, thứ gì cũng muốn mua, không có ý thức tiết kiệm.

Còn có những người bạn mượn bạn tiền để đầu tư vào những phi vụ làm ăn nguy hiểm, muốn kiếm được nhiều tiền hơn, nếu như người đó đầu tư thành công sinh lời sẽ trả lại bạn tiền, còn không nếu như thua lỗ, thất bại, phải bồi thường tiền thì cũng không còn dư dả gì.

Như vậy, tốt nhất là không nên cho mượn, cho dù người đó hứa với bạn cho bạn bao nhiêu lợi ích đi chăng nữa cũng không thể cho mượn.

Tốt nhất không nên cho người khác mượn tiền để giữ mối quan hệ (Ảnh minh họa: internet)

Thứ hai: Phải xem xét mức độ tin cậy của người mình cho vay

Mỗi một người tìm tới bạn để mượn tiền, mối quan hệ thân thiết với là không giống nhau, cũng như độ tin cậy của người đó trong lòng bạn là bao nhiêu cũng không giống nhau, điều này quyết định tới việc bạn có thể cho người đó mượn bao nhiêu tiền.

Có những người bạn chỉ là mối quan hệ bạn bè xã giao, người đó cần tiền gấp nên mượn bạn một khoản nhỏ, vậy thì cứ cho người ta mượn, cho dù người đó về sau biến mất không dấu vết, không trả lại bạn tiền thì đành thôi. Tình bạn giữa hai người có thể cũng chỉ đáng giá vài đồng mà thôi.

Còn với những người bạn tốt thực sự, họ mượn bạn một khoản tương đối nhưng không quá nhiều, bản thân họ cũng biết rằng tình bạn giữa hai người không thể chỉ đáng giá chừng đó, họ nhất định sẽ nghĩ mọi cách, bằng mọi giá để trả lại bạn tiền.

Vậy nên, hãy xem xét thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định có nên cho người khác mượn tiền hay không nhé.

Thứ ba: Hãy từ chối một cách khéo léo để không mất lòng nhau

Từ chối lời mượn tiền không hợp lý của người khác cũng cần phải có học vấn, bởi vì chúng ta đánh giá được sự không hợp lý, không thỏa đáng cho nên không thể cho mượn, những lúc cần phải từ chối thì nên từ chối, đừng lo lắng tới việc sẽ gây tổn hại tới mối quan hệ tình cảm.

Cho bạn mượn tiền là tình cảm, còn không cho bạn mượn tiền là bổn phận, nếu như một người bạn chỉ vì chúng ta không cho mượn tiền mà lựa chọn cắt đứt mối quan hệ, tuyệt giao, vậy thì đó không phải là lỗi của chúng ta.

Bạn có thể sử dụng một số nghệ thuật như sau để từ chối một cuộc vay mượn: Có thể than vãn về cuộc sống hiện tại rằng bạn cũng đang mắc nợ, nói rằng mình vừa dùng tiền vào mục đích gì trước đó, sao không bảo sớm vì mình vừa cho người khác mượn, cuối cùng là có thể từ chối thẳng để không phải mất lòng sau đó.

Hãy nhớ rằng ‘đồng tiền đi liền khúc ruột’ chỉ cần động đến quyền lợi của người khác họ sẵn sàng đánh đổi tất cả các mối quan hệ, tốt nhất không nên cho người khác mượn tiền để giữ hòa khí và một tình bạn tốt.