Khái niệm hướng ngoại là một dạng tính cách mà nhiều người biết đến nhưng lại thường bị hiểu sai. Không chỉ ở việc giao tiếp hay nói nhiều mà còn rất nhiều các biểu hiện khác, có nhiều dấu hiệu vô cùng phức tạp.

Hướng ngoại là trạng thái mà người ta nạp năng lượng, hay là lấy năng lượng từ người khác thay vì dành thời gian một mình. Thích giao tiếp với người khác, tụ tập thành nhóm và tìm kiếm nhiều trải nghiệm khác nhau là những điều thường thấy và mọi người cho rằng như vậy là hướng ngoại. 


Thế nhưng hiểu như vậy thì quá đơn giản nếu chỉ dựa vào một vài đặc điểm khó mà tìm được ai chỉ hướng ngoại hoặc nội. Người hướng ngoại có thể biểu hiện một số đặc trưng tính cách vốn thường thấy ở người hướng nội và ngược lại. Hãy thử xem con bạn có những biểu hiện sau không để biết con có thực sự là người hướng ngoại hay không?

Bé ít khi xấu hổ

Trẻ con đa phần là nhút nhát, ngại giao tiếp, hoàn toàn phải dựa vào bố mẹ. Tuy nhiên có những trẻ mà lại thấy thoải mái khi xung quanh là người lạ. Các bé sẵn sàng thám hiểm và trải nghiệm những điều mới mẻ. Những trẻ hướng ngoại cũng thích là trung tâm của sự chú ý và thích thể hiện cho mọi người xem.

Hay nói rất nhiều

Những bé hướng ngoại thích nói chuyện, đôi khi không mệt mỏi - và háo hức khi xung quanh có nhiều người để nói chuyện cùng. Người hướng ngoại cũng có xu hướng vừa nói vừa nghĩ, và các bé có thể xử lý thông tin và cảm xúc tốt hơn nếu có thể được nói về những chủ đề này.

Thích tham gia nhóm

 Bé hướng ngoại không ngần ngại được tham gia các nhóm, ít khi thích ở một mình. Bạn có thể thấy rằng ở trường con bạn thích và làm việc hiệu quả hơn trong những hoạt động nhóm so với khi hoạt động cá nhân, đặc biệt là các câu lạc bộ. 

Thích tham gia những sự kiện cộng đồng 

Hoạt động cộng đồng luôn khiến những đứa trẻ hướng ngoại cảm thấy hào hứng. Nếu bạn quan sát thấy con thích tham gia những hoạt động cộng đồng thay vì ngồi một mình, có thể bé là người hướng ngoại. Ngay cả khi nó kết thúc, trẻ vẫn mong muốn được tham gia. 

Không thích ở một mình 

Những đứa trẻ hướng ngoại rất ngại ở một mình, bởi bé cảm thấy không có mục đích, bị cô lập khi không có người tương tác, có nghĩa là một đứa trẻ có những đặc điểm này sẽ làm việc năng suất hơn khi có người để nói chuyện, dù là cha mẹ hay là anh chị em.

Rất thích lãnh đạo

Những đứa trẻ có thiên hướng hướng ngoại rất thích được làm lãnh đạo, chỉ huy. Người hướng ngoại cũng được người xung quanh yêu thích và có thể ảnh hưởng đến người khác một cách lạc quan, có tích cực.