Nắng nóng vào mùa, cha mẹ xếp hàng mòn mỏi chờ khám bệnh cho con
Theo ghi nhận của Phụ nữ sức khỏe, để có số khám bệnh cho con, nhiều phụ huynh phải xếp hàng từ sớm tại Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM.
Chị N. (sinh sống tại quận 12, TPHCM) cho biết vì người đi khám rất đông nên bắt đầu từ 5 giờ sáng chị đã có mặt tại bệnh viện để bốc số cho con chờ khám bệnh. Bé nhà chị được chẩn đoán bị viêm họng, viêm mũi nên phải tiến hành xét nghiệm máu. Chị chia sẻ: "Mấy nay nóng quá, người lớn còn chịu không nổi nói chi tới con nít. Thấy con có biểu hiện nóng, sốt là chị với ông xã đưa lên đây khám liền sợ có gì hối hận không kịp. Bé nhà chị khám với xét nghiệm từ lúc bệnh viện mới mở cửa tới gần 10 giờ vẫn chưa xong, tại đông người quá. May là chị tranh thủ, không chắc đến chiều tối vẫn chưa xong. Tội nghiệp các bác sĩ, làm không có thời gian ăn cơm, uống nước luôn đó".
Vào mùa hè, trẻ em rất dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, điển hình như trường hợp của bé L. (5 tuổi, quê Bạc Liêu). Theo chia sẻ của bà H. (bà nội của bé L.), kể từ khi trời bắt đầu nắng nóng, cháu bà cũng có nhiều biểu hiện mệt mỏi, sức khỏe yếu hẳn đi. Bà H. kể: “Cháu cô suốt ngày kêu đau đầu, đau bụng. Hay tiêu chảy, đi khám nhiều lần nhưng không hết. Nhà ở dưới Bạc Liêu, cả nhà phải ngồi xe 6, 7 tiếng mới tới. Cháu cô nó phải làm quá trời xét nghiệm, từ sáng tới giờ (hơn 10 giờ) mà vẫn chưa xong”.
Theo các chuyên gia, vào mùa nắng nóng thức ăn nếu không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ khiến trẻ bị tiêu chảy và ngộ độc thức ăn, nhất là ở nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng cũng khiến trẻ thường bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí nhức đầu, buồn nôn… Điều này khiến trẻ mệt mỏi và ăn uống kém. Khi thấy những dấu hiệu này, phụ huynh nên sớm đưa con đi khám.
Ngoài ra, trong mùa nắng nóng này trẻ em cũng dễ mắc các bệnh như thủy đậu (trái rạ), viêm não Nhật Bản (viêm não B), quai bị, sởi…
Để phòng tránh các loại bệnh này, phụ huynh cũng như giáo viên cần thường xuyên khử trùng đồ chơi, không cho trẻ để tay vào miệng.
Đặc biệt, sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai nhóm bệnh dễ gây biến chứng và tử vong cao. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu sốt từ hai ngày trở lên, cha mẹ phải đưa đến bệnh viện để kịp thời phát hiện và điều trị.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...