4 năm nay, chị Tú luôn ám ảnh khi làm dâu bố chồng. Nhà chồng chị có mẹ chồng rất tốt, đã vậy bà còn coi chị Tú như con đẻ và rất thương con thương cháu. Nhưng ngược lại, bố chồng chị thì chán vô cùng. Ông vừa keo kiệt, khó tính, hay "soi" những cái linh tinh lại hay chửi bậy khiến chị Tú chán nản.

Nhà chị Tú có đứa con đầu lòng năm nay 3 tuổi nên rất hiếu động. Nhưng bố chồng chị rất hay quát mắng: “Cháu nội sờ vào cái gì ông cũng quát. Cháu lấy bút vẽ ra giấy cũng chửi cháu là: “Đ.M, đâu cũng vẽ, bố tiên nhân”. Những lúc ấy mình toàn phải bế con lên nhà mà không dám nói lại câu nào vì sợ con bị ảnh hưởng”.

Thậm chí, hôm vừa rồi, đi làm về chị Tú đã thấy bố chồng đang mắng cháu. Chị lên tiếng bảo ông đừng chửi cháu thô tục như vậy thì ông làm ùm lên bảo và nói những lời khiếm nhã với chị trước mặt cháu.

Bố chồng keo kiệt, khó tính, hay "soi" lại chửi bậy - Ảnh minh họa: Internet

 

Câu chuyện nhà chị Hà cũng thế, đang mang thai nhưng Hà cũng cực chán nản với bố chồng lắm lời, lại chẳng bao giờ quên đệm thêm những từ bậy. Nàng dâu này đang tính nước từ giờ đến lúc sinh phải góp ý dần với ông mà chưa biết phải làm sao. Nói bậy dường như đã là thói quen của bố chồng rồi. Bố chồng đụng nói bình thường cũng văng này kia. 

Ở với bố chồng hay nói bậy như vậy, ăn nói lại suồng sã nên nàng dâu này rất muốn ra riêng mà điều kiện chưa cho phép để tránh bị phụ thuộc và va chạm. Càng gần ngày sinh, sự lo lắng của cô ngày càng tăng. Lý do chỉ vì bố chồng thường xuyên "văng", hay có những đệm từ trong câu nói.

Mới đây nhất là lần Hà chứng kiến con nhà chị chồng kế bên khóc ở ngõ. Ông chẳng những không ra dỗ dành mà còn chửi cháu “lên bờ xuống ruộng” bằng những ngôn từ khó nghe.

Nghe những lời chửi của bố chồng mà Hà “đứng hình” và khóc ròng vì tủi thân. Thật sự cô không biết phải làm gì, nói gì, ứng xử thế nào để mai này con sinh ra không nhiễm tật xấu vừa không bị mất lòng bố chồng?

Bí quyết giúp bố chồng hạn chế văng tục, nói bậy

Mỗi vùng miền, mỗi nhà đều có một nếp sống riêng. Theo đó, văn hóa của mỗi gia đình khác nhau. Không hẳn những gia đình có văn hóa là không nói tục, chửi bậy. Vì vậy nếu bố mẹ chồng có thói quen thường xuyên văng tục chửi bậy, nàng dâu nên làm theo bí quyết sau:

Chấp nhận nhược điểm của bố mẹ chồng

Trong gia đình nào, dù tốt hay xấu cũng có rất nhiều điều để cho bạn học hỏi. Vì thế bạn buộc phải chấp nhận, được điểm nọ thì mất điểm kia. Dù cho bố chồng có thể hay văng tục nhưng bạn vẫn nên tôn trọng ông và gia đình chồng. Tuyệt đối không vì chuyện này mà coi thường cho dù chuyện bố mẹ chồng ăn nói thiếu văn minh như vậy bạn không thể ủng hộ.

Khéo léo nói vui và góp ý nhẹ nhàng

Rất nhiều nàng dâu sinh ra trong 1 gia đình không chửi bậy và bố mẹ không có thói quen nói "mày tao" với con cháu. Vì thế họ sẽ cực kỳ khó chịu và sốc khi bố chồng nói những lời khiếm nhã. Để cải thiện điều này, thỉnh thoảng bạn nên nói vui, góp ý nhẹ nhàng thì lâu ngày đối phương sẽ bớt dần đi và thay đổi.

Nhờ người thân có tiếng nói góp ý, tác động

Nếu có 1 người bố chồng hở ra là nói tục, bạn có thể nhờ 1 người có uy tín trong gia đình, họ hàng nhà chồng góp ý. Hãy phân tích cho ông biết rõ tật xấu này tác hại ra sao và vì sao không nên như vậy. Nếu là người hiểu biết và không bảo thủ, chắc chắn ông sẽ thay đổi dần.

Nàng dâu khổ sở vì không biết làm thế nào với bố chồng văng tục - Ảnh minh họa

Để họ hứng chịu hậu quả của việc nói bậy, văng tục

Nếu như đã góp ý rất nhiều lần cũng không cải thiện được vấn đề này thì ngoài chấp nhận, bạn hãy để họ tự hứng chịu hậu quả của việc nói tục chửi bậy dù chỉ 1 lần. Từ đó họ sẽ có bài học sâu sắc cho bản thân và tự rút ra kinh nghiệm.

Tính đến phương án ra riêng

Nếu bạn muốn chồng và con được sống trong môi trường không có nói tục, chửi bậy thì bạn có thể tính toán đến phương án động viên chồng cố gắng ra ở riêng. Một cuộc sống riêng biệt sẽ khó khăn vất vả hơn nhưng bù lại bạn sẽ ít va chạm, hạn chế phải nghe những lời nói tục của bố mẹ chồng.