Năm 2024 sẽ điều trị cho bệnh nhân ung thư bằng tế bào miễn dịch
Thông tin được GS.TS Nguyễn Thanh Liêm – chuyên gia có hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi, y học tái tạo, đưa ra bên lề hội nghị khoa học về liệu pháp tế bào, tại Hà Nội.
“Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh trước đây chưa có phương pháp điều trị nhưng với việc ứng dụng liệu pháp tế bào, bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoặc cải thiện tình trạng bệnh”, GS.TS Liêm cho biết.
Với căn bệnh ung thư, GS.TS Liêm thông tin thêm, hiện nay, phương pháp sử dụng tế bào miễn dịch điều trị ung thư đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới. Bản thân trong cơ thể người có những tế bào ung thư “rất khôn”, luôn trốn tránh, lẩn trốn nên dù có tế bào miễn dịch cũng không gắn được vào tế bào ung thư để tiêu diệt.
Các nhà nghiên cứu gắn vào tế nào miễn dịch này một bộ phận (giống như nam châm) để có tế bào ung thư sẽ tìm đến, gắn chặt lại và tiêu diệt tế bào ung thư.
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm cho biết, trên thế giới đã có một số nước áp dụng phương pháp này trong đó có khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đang bắt đầu tiếp cận vấn đề này. Chuyên gia đánh giá, để sản xuất được tế bào miễn dịch này, Việt Nam cần chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nhân lực, có công nghệ…
Hiện tại Việt Nam đã có phòng lab riêng có thể sản xuất được tế bào miễn dịch sau khi ký hợp tác với công ty ở Đức để chuyển giao công nghệ. Tháng 12/2022, dự án được khởi động. Dự kiến cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ điều trị cho bệnh nhân ung thư bằng tế bào miễn dịch.
Đánh giá về công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý hiện nay, GS.TS Chi-Ying Huang- PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật Y sinh, Đại học Quốc gia Dương Châu (Trung Quốc) cho hay: “Trong 6 năm qua, chứng kiến các bước phát triển của phòng Lab do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự thực hiện về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị một số bệnh, tôi thấy các bạn đang đi rất nhanh và hoàn toàn có thể đạt được những kết quả tích cực trong thời gian tới”.
GS.TS Chi-Ying Huang cũng cho rằng, nếu muốn áp dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hơn nữa, chúng ta cần hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới.
Việc này để tranh thủ những thuận lợi về công nghệ của các nước bởi vì công nghệ này muốn phát triển được phải dựa trên nhiều nền tảng.
Cũng theo GS.TS Chi-Ying Huang, rất khó có thể so sánh thành tựu về công nghệ tế bào gốc giữa các nước. “Chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện trước nên họ sẽ đi nhanh hơn, còn Việt Nam mới tiếp cận trong vài văm trở lại đây.
Tuy nhiên theo tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước khác bằng cách đi tắt, tận dụng các thành tựu mà các nước đã đạt được trước đó để áp dụng. Vì Việt Nam và các nước trong khu vực có chung tương đồng về hê gen, về thể trạng”, GS.TS Chi-Ying Huang bày tỏ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....