Muốn trẻ khỏe mạnh, thông minh, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chất lượng giấc ngủ
Trẻ sơ sinh đến 5 tháng tuổi thường biểu hiện đồng thời 2 trạng thái ngủ: Ngủ ngắn và ngủ sâu. Sau 5 tháng tuổi, ngủ ngắn sẽ dần ít lại và trẻ chuyển dần sang giấc ngủ sâu. Hai trạng thái ngủ này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ em.
Vai trò của giấc ngủ trẻ em đối với sự phát triển não bộ
Giấc ngủ ngắn
Giấc ngủ ngắn thường gặp ở các bé mới sinh đến 8 tuần tuổi. Khi ngủ, bé vẫn chuyển động mắt, chuyển động tay chân, cựa quậy hoặc gây ra tiếng ồn, khóc thành tiếng. Giấc ngủ ngắn ở trẻ sơ sinh kéo dài 20 – 30 phút.
Giấc ngủ ngắn giúp gia tăng lượng máu và oxy cung cấp lên não, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não trẻ sơ sinh. Những bậc cha mẹ nhầm tưởng giấc ngủ ngắn của trẻ là bất thường, do thiếu canxi cần thay đổi quan niệm này.
Để giấc ngủ ngắn của bé đạt chất lượng, mẹ cần chú ý: Khi cho bé bú mẹ hoặc bú sữa công thức, thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ hãy đặt bé xuống giường (nôi) lúc vẫn còn thức. Đặt trẻ xuống giường khi đã ngủ có thể làm bé thức giấc khiến não bộ chưa kịp phát triển. Mẹ không nên cho trẻ ngủ sâu khi đang bú mẹ. Bé sẽ nhanh thức, dễ gây sâu răng và viêm đường hô hấp nếu đã mọc răng.
Giấc ngủ dài
Khi trẻ ngủ sâu, nhịp thở sẽ đều hơn, trẻ sẽ ít gây ra tiếng ồn hơn. Thời gian ngủ sâu của trẻ theo từng độ tuổi sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: Giấc ngủ sâu thường kéo dài 1 giờ
- Trẻ 2 - 8 tuần tuổi: Thời gian ngủ sâu từ 2-4 giờ/lần. Từ 6-8 tuần bé có khuynh hướng ngủ sâu về đêm.
- Trẻ 3 tháng tuổi: 4 giờ/lần
- Trẻ trên 6 tháng tuổi: 6 giờ/lần
Ngủ sâu sẽ giúp cơ thể trẻ thư giãn và nghỉ ngơi hoàn toàn. Những trẻ ngủ sâu tốt sẽ phát triển thể chất nhanh về chiều cao và cân nặng. Ngược lại, trẻ em ngủ không sâu giấc thường tăng trưởng không tốt, hay cáu gắt và biếng ăn.
Muốn trẻ em có giấc ngủ sâu chất lượng, cha mẹ cần lưu ý:
- Thiết lập giờ ngủ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi.
- Ngưng hoặc giảm dần các hoạt động vui chơi khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Tắt các thiết bị điện tử, ti vi, điện thoại trước khi vào thời gian ngủ của trẻ.
- Cắt dần cữ bú đêm của trẻ để có giấc ngủ sâu (đối với trẻ trên 7 tháng, cân nặng bình thường hoặc thừa cân). Thay vào đó, cho trẻ uống sữa vào khung thời gian từ 5 – 6 giờ sáng. Phương pháp này không áp dụng cho trẻ sinh non hoặc cân nặng không tốt.
- Không nên cho trẻ uống nước ép, ăn trái cây, bánh ngọt có đường, nước ngọt hoặc bánh có muối như bim bim... cách 1.5 tiếng trước khi ngủ. Một số loại đường trong trái cây khi hấp thụ sẽ tạo khí ga làm bé mất giấc ngủ sâu.
- Tạo thói quen đọc sách hoặc trò chuyện với trẻ trước giờ ngủ. Thói quen đọc sách giúp trẻ phát triển tốt về não bộ vì trước khi vào giấc ngủ sâu, trẻ có khoảng thời gian rơi vào giấc ngủ ngắn.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
(Bệnh viện Hoàng gia Worcester - Vương quốc Anh)
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...