Các bệnh về răng miệng thường gặp trong mùa xuân

Đau nhức răng

Các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor cho biết: Theo thống kê lâm sàng thì trong mùa xuân và đặc biệt là sau những ngày lễ, Tết, số người bị đau nhức răng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều hoạt động vui chơi cộng với thói quen ăn uống bị thay đổi, thức ăn nóng lạnh đan xen liên tục nên gây kích thích răng nướu.

Mùa xuân nên chú ý các bệnh về răng miệng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra vào khoảng thời gian này con người cũng thường xuyên thức khuya nhiều hơn, cơ thể mệt mỏi quá mức làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Do đó, chỉ cần chịu một chút tác động từ bên ngoài cũng có thể gây nhiều bệnh về răng miệng, điển hình như viêm nha chu, viêm tủy răng. Đồng thời các cơn đau nhức răng chủ yếu chính là do chứng viêm gây ra.

Răng nướu bị ngoại thương

Những ngày tiệc tùng với vô số các món ăn đa dạng không chỉ khiến cơ thể dễ bị tích tụ mỡ thừa mà còn tăng nguy cơ khiến răng nướu bị tổn thương do tác động ngoại lực. Chẳng hạn như thức ăn cứng bị kẹt trong kẽ răng, vật nhọn đâm vào nướu hoặc do cắn thức ăn quá cứng mà bị mẻ hoặc gãy răng v.v…

Tác động ngoại lực có thể gây tổn thương cho răng nướu, khoang miệng - Ảnh minh họa: Internet

Đây cũng là lý do các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chú ý vấn đề ăn chậm nhai kỹ, không ăn đồ cứng, nếu có dùng tăm xỉa răng cũng không nên dùng sức “cạy” nhưng tốt nhất vẫn là sử dụng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Lở loét khoang miệng

Một trong các bệnh về răng miệng cũng thường xảy ra trong mùa xuân chính là lở loét khoang miệng. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống nhiều thực phẩm cay, nóng lạnh có đủ và thức đêm nhiều khiến cơ thể lao lực. Nếu bạn không hấp thu đủ chất xơ thực vật thì nguy cơ này càng tăng cao và các triệu chứng viêm loét miệng cũng khó lành hơn.

Lở loét khoang miệng có thể tự khỏi sau một tuần - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường lở loét khoang miệng cũng sẽ tự khỏi sau một tuần nếu bạn cải thiện thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài liên tục trong 2 đến 3 tuần mà vẫn không khỏi thì nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, điều trị.

Chữa các bệnh về răng miệng bằng nguyên liệu thiên nhiên kết hợp trứng gà

Đa số các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, đau nhức răng, chân răng có mủ, viêm loét miệng, thậm chí là viêm hầu họng mãn tính nếu nguyên nhân chỉ do các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc bị tác động ngoại lực gây tổn thương thì có thể tự cải thiện bằng bài thuốc từ thiên nhiên, đặc biệt là trứng gà.

Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ thiên nhiên kết hợp trứng gà - Ảnh minh họa: Internet

Rễ chè và trứng gà

Bạn dùng 30g rễ chè (rễ cây trà) rửa sạch, đem nấu chung với 3 quả trứng gà và một lượng nước vừa đủ. Sau đó lọc lấy nước uống còn trứng gà thì ăn. Mỗi ngày sử dụng một liều lượng như thế có công hiệu giảm đau nhức, tiêu viêm.

Trứng gà nấu rượu

Cho 100g rượu trắng vào nồi nấu sôi thì cho ngay một quả trứng gà vào, không khuấy tan, không cho gia vị, chỉ nấu đến khi trứng gà chín để nguội thì dùng được. Chia ra mỗi ngày dùng 2 lần và kiên trì trong khoảng 1 - 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Mẹo nấu món này có tác dụng thanh tâm hạ hỏa, thích hợp với người bị viêm nha chu.

Trứng gà nấu rượu vừa đơn giản dễ làm vừa có hiệu quả tốt cho răng miệng, đặc biệt là cải thiện chứng viêm nha chu - Ảnh minh họa: Internet

Sinh địa nấu lòng đỏ trứng gà

Đập 2 quả trứng gà vào chén và vớt lấy lòng đỏ sử dụng. Nấu sôi 30g sinh địa rồi lọc lấy nước, sau đó cho lòng đỏ trứng vào đánh cho tan đều, thêm 10g đường phèn nấu cho sôi lần nữa. Mỗi ngày dùng 1 liều như vậy vào lúc bụng rỗng sáng sớm. Bài thuốc tự nhiên này có hiệu quả bồi âm bổ thận, hạ hỏa giảm đau.

Cải bó xôi xào trứng gà

Chuẩn bị 200g cải bó xôi, 20g dầu ăn, 10g muối, 1 quả trứng gà. Cho trứng gà vào chén và thêm ít muối. Cải bó xôi rửa sạch, cắt khúc để ráo. Cho dầu ăn vào chảo nấu sôi rồi cho trứng gà vào xào chín, tiếp theo cho cải bó xôi và nêm thêm muối sao cho vừa miệng. Món ăn này có tác dụng bồi bổ khí huyết, nhuận tràng, kiện tỳ vị, thích hợp cho người bị chảy máu chân răng.