Mùa hè nóng bức nhưng tắm trong 4 trường hợp này là gây hại cho trẻ
Tắm gội là hoạt động diễn ra hằng ngày với mong muốn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể bé. Song không phải lúc nào cũng là thời điểm để thích hợp tắm cho bé và không phải ai cũng biết tắm đúng cách cho trẻ.
Dưới đây là một số trường hợp chuyên gia khuyên không được tắm cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý.
1. Tắm sau khi đi tiêm phòng
Chuyên gia cho biết: Sau khi tiêm phòng, ở tay trẻ có một vết kim chích tạo thành lỗ nhỏ. Vị trí này thường bị sưng tấy, cứng đờ và rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không giữ vết thương sạch sẽ hay tắm với nước không đảm bảo 100% khi dính lên vết thương cũng gây nguy hiểm. Không những thế, sau khi tiêm phòng trẻ thường bị sốt nhẹ, nếu tắm cũng sẽ làm cho bệnh tình của trẻ chuyển nặng hơn, khiến bé mệt mỏi.
Vì thế sau khi đưa trẻ đi tiêm phòng về, bố mẹ không vội tắm gội mà chỉ nên dùng khăn ẩm để lau người cho trẻ. Sau khoảng 1 – 2 ngày sức khỏe ổn định trở lại, bé hết sốt thì mới có thể tắm cho bé.
2. Tắm sau khi trẻ vừa ăn no
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc tắm cho trẻ ngay sau khi ăn no là một thói quen vô cùng sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải. Giải thích về điều này, bác sĩ cho biết, tắm ngay sau khi ăn no sẽ làm các mạch máu giãn nở, lượng máu dồn vào da nhiều hơn. Đồng thời, lượng máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, dạ dày của bé mở rộng sau khi ăn nên nếu đi tắm có thể gây nôn mửa, trào ngược dạ dày ở trẻ.
Việc tắm ngay sau khi ăn đối với người lớn cũng gây mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Vì thế, bác sĩ cũng khuyên, nên tắm cho trẻ sau khi ăn 1 – 2 giờ, lúc này lượng thức ăn cũng đã được tiêu hóa và hấp thụ bớt.
3. Tắm khi trẻ đói
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, không nên tắm cho trẻ khi đang đói, bởi vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm cho trẻ bằng nước ấm, làm các mạch máu ở da căng lên, cộng với lượng mồ hôi tiết ra nhiều làm lượng nhiệt tản ra lớn, tiêu hao nhiều năng lượng. Những điều này dẫn đến lượng đường trong máu xuống thấp, gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, tay run, tim đập nhanh. Thậm chí có thể bị hạ huyết áp và gây đột quỵ ở trẻ.
Chính vì thế, không những không được tắm ngay sau khi ăn no mà cũng không nên tắm sau khi đói. Tốt nhất nên cho trẻ ăn và nghỉ ngơi trong 1 – 2 giờ rồi mới tiến hành tắm cho trẻ.
4. Tắm khi trẻ bị cảm lạnh, bị sốt
Có nhiều bố mẹ vẫn giữ quan điểm sai lầm là khi con bị sốt thì ngâm con vào bồn nước ấm sẽ giúp con giải nhiệt, hạ sốt. Song điều này là sai lầm và có thể còn làm cho tình trạng sức khỏe của con nhỏ trở nên tệ hơn nữa.
Các chuyên gia cho biết: Khi trẻ bị mệt mỏi, cảm lạnh hay bị sốt, sức khỏe của trẻ bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút, nên tắm làm thay đổi thân nhiệt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Bên cạnh đó, tắm sẽ làm lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, tạo điều kiện cho không khí lạnh dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.
Vậy nên tốt nhất, khi trẻ đang sốt không nên tắm mà chỉ dùng khăn sạch, nhúng qua nước ấm và vắt khô để lau người cho trẻ. Trong trường hợp muốn tắm thì nên tắm nhanh chóng trong nước ấm (khoảng 37 độ C), nên đóng hết tất cả các của không để gió lùa vào; sau khi tắm nên nhanh chóng lau khô người và quấn trẻ trong khăn.
Theo bác sĩ, có nhiều bà mẹ thấy con mình quá nhỏ bé, sợ không dám tắm cho con nhưng thực sự điều này không tốt vì rất dễ làm cho da bé bị bẩn, gây ra nhiều bệnh tật. Bác sĩ cho biết, những trẻ sinh thiếu càng tháng cần phải được bảo vệ da như bình thường nên cần phải tắm rửa hằng ngày.
Tuy nhiên, vì trẻ sinh non, nhẹ cân sức đề kháng còn yếu, đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, chính vì thế, tắm cho trẻ cũng cần phải lưu ý. Đó là phải tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ phòng từ 26 – 30 độ C là phù hợp; có thể dùng xà phòng chuyên biệt cho trẻ em để tắm. Thời gian tắm phải nhanh chóng, không ngâm trẻ quá lâu trong nước, sau khi tăm lau mình thật khô và ủ ấm cho trẻ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.