Mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh hồi phục?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy ruột thừa đóng vai trò quan trọng trong vấn đề miễn dịch của con người. Bởi nó chứa rất nhiều mô lympho ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Những lớp này tạo thành một lớp liên tục với các nang lympho giúp chống lại sự nhiễm trùng.
Đồng thời lớp niêm mạc trong lòng ruột thừa chứa màng sinh học bao gồm các vi khuẩn có lợi. Chúng nhanh chóng tác động hỗ trợ tái phục hồi hệ tiêu hóa của con người do các bệnh lý nhiễm trùng đường ruột gây ra. Quá trình này gắn liền với việc ăn uống của chúng ta. Nếu ăn uống đúng cách sẽ tăng khả năng làm lành và hồi phục. Ngược lại sẽ gây ra nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng… Vì vậy, sau phẫu thuật, bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cụ thể việc mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để cho bệnh nhân và người nhà được biết.
Người mổ ruột thừa nên ăn gì?
Người bệnh sau khi mổ ruột thừa cần được ăn các thực phẩm làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng hồi phục. Theo đó, trong chế độ dinh dưỡng cần ưu tiên bổ sung các loại thức ăn dễ tiêu, mềm, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể:
Thực phẩm dễ tiêu
Những bệnh nhân mổ ruột thừa ngày đầu sau khi phẫu thuật xong sẽ được truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau đó, người bệnh có thể tự uống sữa và nước cháo. Rồi từ từ bắt đầu ăn uống lại bình thường. Nhưng lúc này hệ tiêu hóa vẫn đang còn bị ảnh hưởng bởi tác động của việc mổ ruột thừa. Do đó, người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Điển hình như là khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, khoai lang, bơ… Hơn nữa, những thực phẩm này cũng mềm, dễ nuốt, không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của cơ quan này tốt hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ
Sau khi mổ ruột thừa, người bệnh cần tăng cường ăn nhiều rau củ quả, để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Bên cạnh đó, có thể sử dụng ngũ cốc nguyên cám từ các loại đậu, mè đen, gạo lức... đây cũng là những thực phẩm rất giàu chất xơ. Chất xơ giúp dễ tiêu, tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, cải thiện chứng táo bón. Đồng thời giúp hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật.
Chất xơ còn là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gắn kết với các acid mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn. Từ đây thẩm thấu, kết nối với các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.
Nhu cầu chất xơ khuyến nghị ít nhất là 20 – 25g /ngày. Đặc biệt, với những người bị bệnh đái đường, chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc làm tinh bột lưu lại lâu hơn trong dạ dày. Như vậy, người bệnh sẽ có cảm giác no lâu và làm chậm quá trình phân giải. Quá trình hấp thu glucose diễn ra từ từ, không làm tăng đột ngột nên điều hòa được lượng đường huyết. Đồng thời phòng tránh được thừa cân béo phì cũng như làm giảm nguy cơ đối với ung thư đại tràng nhờ tác dụng giảm lượng estrogen trong máu của chất xơ.
Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)
Protein chính là thành phần thiết yếu trong việc tái tạo các tế bào mới. Chất này giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục diễn ra nhanh chóng. Bởi nó có khả năng tăng liên kết và tái tạo collagen trong da. Do đó, mà trong chế độ ăn hàng ngày bạn cần phải tăng cường bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất đạm sau đây: tôm, cua, cá (cá thu, cá mòi, cá hồi...), thịt (thịt bò, thịt gà...)...
Thực phẩm liên quan đến tạo máu
Máu chính là đường truyền mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen đến mô. Đường truyền này cũng mang chất thải bỏ ra khỏi vết thương. Đồng thời cung cấp các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến làm sạch các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, sớm mọc da non và hạn chế để lại sẹo.
Chính vì vậy, sau khi mổ ruột thừa, bên cạnh các thực phẩm giàu chất xơ, mềm, người bệnh cần được bổ sung nhiều thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu. Đặc biệt, phụ nữ sẽ dễ thiếu máu hơn đàn ông bởi những đặc tính giới tính như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở… Một khi thiếu máu sẽ gây đau đầu, chóng mặt, xuất hiện nhiều bệnh lý khác…
Do vậy, phụ nữ khi mổ ruột thừa luôn cần được bổ sung thêm các thực phẩm tạo máu để nạp các chất như sắt, axit folic, vitamin B12... Những chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh...
Trong đó, vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm lành vết thương. Chúng có ảnh hưởng đáng kể đến hỗ trợ gia tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin C giúp gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung chất này thông qua các loại rau quả tươi như cam, bưởi, chanh, sơ ri...
Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình làm mau lành vết thương. Do đó, trong thực đơn hàng ngày bạn cần tăng cường ăn thêm nghêu, sò, ốc... để bổ sung loại khoáng chất này cho cơ thể.
Hiện nay, viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây đau bụng dữ dội, bắt buộc phải phẫu thuật. Nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này là do việc ăn uống không phù hợp. Sau khi mổ, bệnh vẫn có thể tái phát nếu chế độ dinh dưỡng không khoa học làm ảnh hưởng đến vết thương.
Do đó, mổ ruột thừa xong nên ăn gì hay người mổ ruột thừa nên ăn hoa quả gì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Như vậy, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
Sau khi mổ ruột thừa không nên ăn gì?
Các chất kích thích, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay quá ngọt… là những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng sau khi mổ ruột thừa. Bởi chúng làm cho vết thương lâu lành, dễ để lại sẹo. Gây áp lực cho hệ tiêu hóa, có thể làm nhiễm trùng vết mổ…
Chính vì thế các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá… Là nhóm thực phẩm luôn nằm trong danh sách kiêng kỵ hàng đầu của người bệnh mới mổ ruột thừa. Với những người không bị bệnh cũng không nên sử dụng các thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe, tránh đau dạ dày và các bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, sau khi mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa của người bệnh rất yếu. Những thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ sẽ rất khó tiêu. Lúc này dạ dày và ruột phải hoạt động với công suất cao làm ảnh hưởng đến vết mổ. Cùng với đó, người bệnh cũng không nên ăn các thực phẩm quá ngọt. Vì sẽ khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy do đường ruột còn yếu. Do đó, các thức ăn quá ngọt như bánh kẹo, mứt quả… người bệnh không nên sử dụng khi vừa mới mổ ruột thừa xong.
Khi chế biến thức ăn, không nên cho thêm các gia vị như ớt tiêu, tương ớt, xì dầu… Tốt nhất nên ăn nhạt để tránh làm vết mổ bị tổn thương. Đồng thời cần hạn chế di chuyển trong những ngày đầu sau mổ. Cũng như không làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn và cần tập thói quen đi ngủ sớm.
Qua đây có thể thấy được, mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần phải có chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi phù hợp sau khi phẫu thuật.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...