Mẹ trải lòng chuyện đi sinh đầy kinh hoàng vì bị nữ hộ sinh "bơ đẹp"
Nữ hộ sinh đóng một phần rất quan trọng trong quá trình vượt cạn, không chỉ bởi kĩ năng chuyên môn, mà còn vì đây là người gần gũi nhất với các mẹ, chỉ sau người thân. Thế nhưng, bên cạnh các nữ hộ sinh "thiên thần", vẫn có những nữ hộ sinh khiến mẹ trở nên...khiếp đảm, thậm chí ám ảnh tâm lí suốt một thời gian dài sau khi sinh con.
Mới đây, một mẹ đã chia sẻ trải nghiệm sinh nở "kinh hoàng" của mình. Đặc biệt, nỗi khiếp sợ này không phải đến từ những biến chứng hay khó khăn về sức khỏe, mà là vì nữ hộ sinh đã ở bên cạnh cô trong lúc sinh.
Alex Flower, 32 tuổi, đã mô tả về lần sinh con của mình là "quá đau đớn đến mức chỉ muốn chết đi cho rồi", thậm chí cô còn "không thể kiểm soát liệu con mình sẽ được sống hay chết" bởi vì nữ hộ sinh đã không hề để tâm đến những tiếng la thét của cô.
Không chỉ vậy, nữ hộ sinh này còn khuyên chồng cô nên lờ đi vì đó là biểu hiện rất bình thường của phụ nữ khi vượt cạn. Alex còn quả quyết rằng cô còn từng thấy nữ hộ sinh này lừ mắt với mình.
Chia sẻ với báo chí, Alex kể lại rằng, cô đã bắt đầu cảm giác có gì đó không ổn với em bé của mình, thế nhưng, không ai chú ý đến lời kêu cứu tuyệt vọng của cô. Chồng cô, anh Tim, 36 tuổi, khi ấy đã lo sợ rằng anh sẽ phải rời bệnh viện mà không có vợ con mình, cảm giác giống như anh đang phải tận mắt chứng kiến cả hai chết dần.
Dù em bé đã sinh ra trong tình trạng "hoàn hảo", Alex đã phải chịu ám ảnh tâm lí về trải nghiệm sinh nở rất lâu sau đó. Suốt 18 tháng liền sau sinh, Alex đã luôn sống trong nỗi sợ rằng con gái mình sẽ chết, và cứ không ngừng kiểm tra xem bé còn thở không cách 30 phút mỗi lần suốt đêm.
Được biết, Alex đã trải qua một thai kì khỏe mạnh và đã rất hào hứng chờ đón ca sinh. Ngày 24 tháng 11 năm 2013, cô bắt đầu nhập viện để chuẩn bị sinh. Ban đầu, ca sinh diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, đến 8 giờ tối, nữ hộ sinh phụ trách cô, người có mối quan hệ rất tốt với Alex đã bàn giao công việc lại cho một đồng nghiệp khác. Nữ hộ sinh mới này, trái lại, có vẻ thiếu thân thiện đến mức không buồn giới thiệu bản thân mình. Không chỉ vậy, khi Alex báo rằng cô bắt đầu rặn đẻ, nữ hộ sinh này vẫn khăng khăng rằng cô vẫn chưa đến lúc đó.
Sau này, Alex được biết rằng bé Ruby lúc đó ở tình trạng ngôi thai ngược, bởi vậy, quá trình chuyển dạ của Alex trở nên đau đớn và kéo dài hơn thường lệ. Thế nhưng, ngay lúc đó, Alex không hề biết về vị trí ngôi thai. Cô chia sẻ rằng, nếu biết được điều này lúc đó, cô đã chọn một cách sinh khác.
Sau 22 giờ rặn đẻ, Alex bắt đầu cảm thấy có gì đó "sai sai". Cô miêu tả rằng mình có thể cảm thấy em bé đang "co giật" trong bụng mình. Điều này khiến cô hoảng sợ đến mức la khóc và không ngừng nói với nữ hộ sinh có gì đó không ổn. Thế nhưng, một lần nữa, nữ hộ sinh này không những bỏ qua lời kêu cứu mà còn khuyên chồng cô nên lờ đi vì đó là những dấu hiệu rất bình thường. Điều này khiến Alex trở nên hoàng sợ và lo lắng vì nghĩ rằng mình không thể giữ được tính mạng của con gái mình.
Khoảng 20 phút sau đó, Alex cảm thấy chuyển động của thai nhi ngày một yếu dần. Cô đã cố gắng nói với chồng mình rằng "Nếu anh không đưa con ra ngoài ngay bây giờ, con sẽ chết mất, anh phải nghe em nói". May mắn rằng Tim đã tin lời cô, và yêu cầu các bác sĩ kiểm tra nhịp tim em bé. Kết quả kiểm tra đã cho thấy rằng nhịp tim em bé đang yếu dần. Khi ấy, nữ hộ sinh mới thực sự nhận thức được vấn đề và ấn nút cấp cứu. Tám nhân viên y tế ngay lập tức đã xuất hiện tại phòng sinh. Sau đó, các bác sĩ đã phải sử dụng kẹp hỗ trợ sinh để đưa bé Ruby ra ngoài.
Nhưng suốt 18 tháng sau đó, Alex không thể ăn ngon ngủ yên không chỉ bởi quá trình hồi phục hậu sản khó khăn do vết rạch âm đạo, mà đặc biệt là vì những ám ảnh rằng con gái của mình có thể ra đi bất cứ lúc nào. Những suy nghĩ ám ảnh từ ca sinh đã khiến cô luôn căng thẳng và mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Giờ đây, dù đã hồi phục, cô vẫn mong rằng các mẹ khác có thể có được sự hỗ trợ tốt hơn trong khi sinh để không gặp phải những ca sinh "kinh hoàng" giống như cô.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.