Tôi và chồng ly hôn vì mẹ chồng. Khi về ra mắt, tôi thật sự không thể tưởng tượng nổi mẹ chồng tôi có thể quá đáng quá quắt đến mức ấy.

Bà coi tôi không là con dâu mà chẳng khác gì người ở trong nhà. Tiền lương bắt vợ chồng tôi nộp đủ cho bà để bà chi tiêu ăn uống, còn lại dành ra tiết kiệm. Cả ngày đi làm mệt nhọc mà tối đến trên mâm cơm chỉ có ít lạc và đậu phụ. Ngày này qua ngày khác khiến tôi chán ngán vô cùng, trong khi đó tiền lương thì vẫn phải nộp cho bà đầy đủ.

Bà chỉ đi chợ nấu được bữa cơm, còn lạ tất cả mọi việc trong nhà tôi đều phải làm hết. Dù ngày nắng hay ngày mưa, dù lúc ốm hay lúc khỏe, dù lúc bình thường hay bầu bí nghén ngẩm. Quá đáng hơn, bà còn không cho chồng tôi phụ vợ vì quan niệm đàn ông không được bước chân vào bếp.

Bà coi tôi không là con dâu mà chẳng khác gì người ở trong nhà. Ảnh minh họa

Nhà bố mẹ tôi chỉ cách nhà chồng chưa đầy 20 cây số nhưng cả năm bà không cho tôi về thăm nhà lần nào. Bà bảo con gái lấy chồng như bát nước hất đi, về thăm nhà đẻ nghĩa là không trung thành và không tận tâm với nhà chồng.

Tôi thật sự chẳng biết dùng từ nào để miêu tả về mẹ chồng nữa. Bà có tính kiểm soát rất mạnh, muốn lãnh đạo, chỉ huy người khác. Chúng tôi đã trưởng thành lập gia đình, thậm chí có con nhưng lại không hề có chút tự do nào, mọi thứ nằm gọn trong lòng bàn tay mẹ chồng. Khổ nỗi chồng tôi lại rất nghe lời mẹ. Chính vì thế mà cuộc sống của tôi chẳng khác gì địa ngục.

Lần đó tôi đau bụng dữ dội lúc nửa đêm, bảo chồng đưa đi khám, sợ nhỡ đau ruột thừa cấp thì phải mổ cấp cứu. Thế nhưng mẹ chồng nhất quyết không cho, bà bảo đêm hôm không đi đâu cả, sáng hôm sau mới được đi và chồng tôi nghe lời mẹ. Đến nước ấy thì tôi thật sự không thể nhịn nổi nữa. Tự mình đi khám, về thì viết đơn ly hôn luôn.

Sau khi tôi và chồng chấm dứt, mẹ chồng không hề hỏi han qua lại thăm cháu, vì bà ghét tôi không nghe lời. Thậm chí còn cấm chồng cũ của tôi không được qua lại thăm con. Anh ta muốn gửi tiền chu cấp cho con thì phải nói dối mẹ chồng để bớt tiền lại. Số lần sang thăm cũng rất ít ỏi vì anh đi đâu, làm gì, mẹ chồng đều kiểm soát rất chặt.

Bẵng đi 3 năm sau, lúc ấy chồng cũ tôi vẫn chưa tái hôn. Bởi vì hình như tiếng xấu của mẹ anh ta lan xa, chẳng có cô nào dám về làm vợ. Lúc trước mẹ chồng cũ bảo tôi đi rồi bà sẽ có ngay con dâu mới, nhiều cháu nội khác. Nhưng cho đến hiện tại con trai tôi vẫn là đứa cháu nội duy nhất của bà.

Tôi và mẹ chồng cũ tình cờ gặp lại nhau trong đám cưới của một người quen chung. Theo phép lịch sự và là bề dưới nên tôi vẫn chủ động chào bà. Cứ tưởng bà sẽ khinh thường và khó chịu khi nhìn thấy tôi, ai ngờ bà đáp lời tôi rất nhanh chóng. Đến khi tiệc tàn, mẹ chồng cũ còn đột ngột gọi tôi lại.

“Mấy năm qua tôi không quan tâm gì đến, chắc hai mẹ con tủi thân lắm phải không. Mai đưa con về bên nhà chơi đi, từ giờ tôi cho phép cô đưa nó về đấy”.

Nhìn mặt mẹ chồng cũ tái mét, tôi chào tạm biệt bà quay người ra về. Ảnh minh họa

Mẹ chồng cũ bảo tôi như vậy. Giọng điệu như kiểu muốn bố thí cho tôi, tựa như việc bà chấp nhận để con tôi qua lại với nhà nội là một ân huệ lớn lao và tôi phải cảm tạ hết lời.

“Cháu thì không ngại gì đâu nhưng con trai cháu không thích người lạ bác ạ. Mấy năm nay không gặp, thằng bé đâu có nhớ bác là ai, đến bố nó mà nó còn sắp quên hẳn rồi ấy chứ!”.

Nhìn mặt mẹ chồng cũ tái mét, tôi chào tạm biệt bà quay người ra về. Điều tôi nói là sự thật, con tôi lên 3 vào ngày tôi bế nó ra khỏi nhà chồng. 3 năm qua nó thực sự chẳng còn nhớ đến bà nội, nếu tôi không thường xuyên cho xem ảnh chồng cũ thì đến bố nó mà nó cũng quên luôn.

Tối về nhà, chồng cũ bỗng gọi điện cho tôi bảo rằng hôm nay mẹ anh ta về nhà với tâm trạng rất buồn bã. Tôi chỉ cười nhạt, nếu bà thực sự thương nhớ cháu thì hãy chủ động đến thăm nom để bù đắp cho thời gian thờ ơ trước đây. Tôi sẽ không cấm cản. Còn nếu nói với giọng trịch thượng và ban ơn kiểu đó thì không đời nào tôi đưa con về đâu!