Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con trong bụng hay không?
Nội dung bài viết
Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con yêu trong bụng hay không là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm nhiều nhất. Tâm lý của mẹ bầu vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Theo nhiều nghiên cứu, mẹ bầu khóc nhiều sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt đối với sự phát triển của thai nhi cũng như làm gia tăng căng thẳng ở người mẹ. Vậy cụ thể đó là gì và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết!
Tại sao bà bầu hay khóc?
Cơ thể mẹ bầu có lượng nội tiết tố tăng cao, khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, suy nghĩ và nghĩ ngợi nhiều hơn, tâm trạng cũng vì thế mà trở nên thất thường, đặc biệt là rất dễ khóc. Dưới đây là một số lý do khiến mẹ bầu hay khóc:
Mặc cảm, tự ti về bản thân
Mặc dù được làm mẹ là một thiên chức rất tuyệt vời, nhưng những thay đổi quá lớn về cân nặng, làn da cũng như vóc dáng cơ thể là các nguyên nhân khiến mẹ bầu rất dễ khóc khi mang bầu.
Cảm xúc tiêu cực
Cảm thấy tủi thân, lo lắng, buồn phiền,... là những cảm xúc mà mẹ bầu thường trải qua trong 9 tháng thai kỳ, khiến bà bầu nhạy cảm, dễ khóc hơn. Việc em bé trong bụng bị thiếu cân, nước ối không trong, cùng với đó là các bệnh lý liên quan tới quá trình mang thai cũng khiến mẹ bầu lo lắng cho em bé và bản thân.
Tâm trạng bất an do cảm thấy bất lực trước sức khỏe của mình và thai nhi trong bụng, từ đó dẫn đến khóc nhiều.
Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con hay không?
Những người bình thường nếu khóc nhiều sẽ xuất hiện thâm quầng ở mắt, mệt mỏi, da xấu, căng thẳng, ít nói chuyện. Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại đó thì bà bầu hay khóc còn gây nên nhiều bệnh lý ở thai nhi.
Thai nhi chậm phát triển
Bà bầu khóc nhiều có sao không? Khi bà bầu thường xuyên khóc, khóc nhiều, lượng oxy vận chuyển tới thai nhi sẽ ít hơn và chậm hơn.
Nếu bà bầu ăn không đủ chất, chán ăn, bỏ bữa, lười vận động, quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu sẽ kém đi, không đảm bảo đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho em bé trong bụng, khiến thai nhi chậm lớn, hệ xương yếu, sau này sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
Hệ thần kinh của bé trở nên nhạy cảm
Tất cả các hoạt động, cử chỉ của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Việc mẹ dễ khóc, thường xuyên nổi cáu, không tiếp xúc hoặc nói chuyện với mọi người không chỉ khiến mẹ tổn thương mà còn khiến bé dễ bị trầm cảm sau khi sinh ra.
Bé sinh ra khó nuôi hơn
Bà bầu khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mẹ bầu dễ khóc và hay khóc sẽ sinh ra một em bé dễ khóc, nhút nhát, hay buồn, thường xuyên thu mình, tách mình khỏi đám đông, nổi cáu khi bị ai đó nhắc nhở.
Trẻ biết nói muộn
Các mẹ bầu không hiểu vì sao con mình chậm nói hơn so với các bạn khác. Một lý do mà nhiều người không để ý đó chính là trong quá trình mang thai, mẹ bầu khóc nhiều sẽ khiến cho đứa trẻ sinh ra dễ bị trầm cảm, khóc nhiều, ít nói, hạn chế giao tiếp, chậm nói hơn so với những đứa trẻ khác.
Trẻ dễ bị tăng động hoặc tự kỷ
Nếu mẹ bầu thường xuyên khóc, em bé nằm trong bụng cũng sẽ có cảm giác bị cô lập, dễ phản ứng thái quá với những hành động và lời nói của mọi người xung quanh.
Ảnh hưởng tới giới tính của bé
Dù bé là trai hay gái thì việc mẹ bầu khóc nhiều cũng vô tình góp phần làm rối loạn hormone giới tính của trẻ, khiến trẻ sinh ra bị ảnh hưởng nhiều.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng bà bầu khóc nhiều?
Quá trình mang thai không chỉ khiến bà bầu thay đổi cả về ngoại hình mà còn cả tâm lý bên trong. Vì vậy, việc dễ khóc khi mang thai đôi khi được coi là bình thường. Tuy nhiên, để tránh việc mẹ bầu khóc quá nhiều, kéo theo những hành động nguy hiểm cho thai nhi, mẹ bầu và người thân trong gia đình cần thực hiện một số việc sau:
Nên nói chuyện, tâm sự cùng nhau
Mỗi khi khóc, mẹ bầu thường cảm thấy cô đơn, lạc lõng, tủi thân. Vì vậy, người thân trong nhà nên động viên, nói chuyện và tâm sự về chủ đề nào đó vui vẻ để giúp tâm trạng bà bầu trở nên phấn chấn hơn.
Đi dạo
Khi thai nhi càng lớn, các bà bầu thường có tâm lý lười vận động, ngại đi lại. Tuy nhiên, việc chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga sẽ rất tốt cho các bà bầu dễ khóc.
Giao lưu nhiều với bạn bè
Dù mang thai, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua những thói quen tốt như uống nước, nghe nhạc, tham gia các hoạt động tập thể.
Thích nghi với sự xuất hiện của con
Với những bà bầu quá bận rộn với công việc hoặc còn quá trẻ, một em bé xuất hiện sẽ khiến tâm lý của mẹ bị xáo trộn. Vì vậy, mẹ bầu nên tập cho mình làm quen với việc có một em bé đang lớn dần trong bụng bằng cách kể chuyện, cùng bé nghe nhạc. Điều này sẽ giúp mẹ và bé trở nên gắn kết hơn.
Bổ sung đủ chất
Thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bà bầu được bổ sung đủ chất đồng thời cải thiện tâm trạng rất tốt. Đặc biệt điều này rất phù hợp với những bà bầu thích nấu ăn.
Như vậy, các chị em vừa được giải đáp câu hỏi mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến con hay không. Dù thế nào đi nữa, mẹ bầu cũng nên tập vui vẻ, hạnh phúc trong những tháng ngày mang thai để con khỏe, mẹ khỏe!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.