Quá trình từ mang thai đến sinh con sẽ gây ra nhiều biến đổi trên cơ thể người phụ nữ. Từ một cô gái trở thành mẹ bỉm sẽ dẫn đến nhiều biến đổi từ sức khỏe cho đến nhan sắc. Nhiều sự thay đổi khiến chị em trở nên xấu xí và cảm thấy xấu hổ vô cùng. Nhất là khi những bộ phận “gợi cảm” lại chuyển màu đen xì… nhưng chị em đừng buồn nhé vì đó chính là dấu hiệu cho thấy con yêu đang phát triển tốt!

Từ một cô gái trở thành mẹ bỉm sẽ dẫn đến nhiều biến đổi từ sức khỏe cho đến nhan sắc.  Ảnh minh họa: Internet

Cổ, nách

Đây là 2 bộ phận khi mang thai phụ nữ thường bị chuyển màu nhất. Mức độ của nó sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Nguyên nhân là do sự tăng tiết hormone trong cơ thể, gây ra hiện tượng kết tủa melanin, đây là hiện tượng bình thường khi mang thai. Vì vậy sau khi sinh con xong, nội tiết tố sẽ dần trở lại trạng thái như trước, những vùng da bị thâm đen này sẽ mờ dần và biến mất.

Quầng vú

Đây chính là tình trạng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai, quầng vú bị sậm màu, chí là thâm đen. Nguyên nhân là do sự gia tăng nội tiết tố nữ trong cơ thể sau khi mang thai. Đồng thời, các mạch máu của vú sau khi ấy cũng sẽ rõ ràng hơn nhiều so với trước kia. Điều này liên quan đến sự kết tủa melanin do thay đổi hormone.

Các đường đen trên bụng

Đây là tình trạng phổ biến trong tháng cuối của thai kỳ. Đường đen trên bụng này càng đậm và rõ nét hơn, chứng tỏ đó là sự gia tăng và hoạt động liên tục của progesterone và prolactin khiến màu sắc của đường đen trên bụng từ tầm giữa thai kỳ trở đi càng lúc càng đậm hơn.

Đường đen trên bụng này càng đậm và rõ nét hơn, chứng tỏ đó là sự gia tăng và hoạt động liên tục của progesterone và prolactin. Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những dấu hiệu này thì việc rạn da, nổi mụn cũng xuất hiện rất nhiều. Nếu muốn giảm rạn da, bạn có thể thoa dầu massage lên vùng bụng ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ để dưỡng ẩm đúng cách cho da và cải thiện vết rạn.

Ngoài một số bộ phận trên, một số mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện một số nốt mụn và vết nám trên mặt. Điều này là do tia cực tím và một số hormone làm tăng số lượng tế bào xôma đen trong cơ thể và sự kết tủa của melanin.

Về cơ bản, một số bộ phận trên cơ thể người phụ nữ sẽ chuyển màu thâm đen khi mang thai, nhưng nó chỉ là tạm thời và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần phải biết chăm sóc đúng cách, ví dụ như rạn da, nám da, nếu không được khắc phục và chăm sóc ngay từ đầu thì chúng có thể “đeo bám” suốt cả cuộc đời sau này. Vì vậy, dù là khi mang thai hay sau sinh thì các mẹ vẫn phải chú ý tới việc làm đẹp một cách an toàn, thận trọng.

Chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai

Tăng thêm năng lượng: Mẹ bầu cần phải tăng thêm nhu cầu năng lượng, nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối cần 2550 Kcal/ngày.

Bổ sung đạm, chất béo: Bổ sung chất đạm tăng thêm 15g/ngày so với bình thường và chất béo chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g.

Bổ sung sắt: Sắt là một trong những khoáng chất cần có trong dinh dưỡng cho người mới mang thai. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày.

Bổ sung Canxi: Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng canxi là 800- 1000mg mỗi ngày.

Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non ... Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Kẽm có trong thịt, cá, hải sản.

Bổ sung iốt: Nếu thiếu iốt ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra có thể bị thiểu năng, liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm...

Bổ sung Axit Folic: Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ....

Bổ sung Vitamin A: Là vitamin có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể.

Bổ sung Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho.