Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh
1. Đứng thẳng tựa vào chồng hoặc người thân
Khi mới bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên đứng thẳng hoặc đi bộ vì tư thế này sẽ khiến các cơn gò giảm cường độ, giúp mẹ bớt đau hơn. Mẹ có thể tựa vào tường hoặc dùng hai tay vòng qua cổ chồng/người thân(nếu được bác sĩ cho phép vào cùng vợ). Nếu đau đớn quá, mẹ hãy đung đưa người nhẹ nhàng như động tác khiêu vũ, sau đó, nhờ chồng xoa bóp vùng lưng nhé.
Theo Mayo Clinic, để giảm đau khi sinh, mẹ bầu có thể ngồi trên một chiếc ghế, mép giường hoặc quả bóng miễn sao bạn có thể chạm được cả bàn chân xuống đất. Sau đó, nhẹ nhàng lắc lư người ra phía trước, rồi phía sau. Việc cử động đều đặn như vậy tạo áp lực lên đầu gối, giúp bà bầu giảm đau lưng.
3. Ngồi gục vào thành ghế
Đây là tư thế giúp mẹ bầu giảm bớt các cơn đau lưng khi chuẩn bị “vượt cạn”. Mẹ hãy ngồi trên một chiếc ghế có tựa lưng nhưng không có tay vịn, sao cho lưng quay ra ngoài, ngực hướng vào trong thành ghế.Tiếp theo, hãy nhờ chồng massage vùng lưng để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khi ngồi, mẹ nhớ đừng chèn ép vào vùng bụng nhé.
4. Đứng gác chân lên ghế
Mẹ chọn một chiếc ghế không quá cao, sau đó đứng thẳng và gác một chân lên ghế. Tư thế này rất quen thuộc trong các bài tập thể dục. Nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo an toàn bằng cách đứng thật vững trên chân còn lại và chọn ghế có độ thấp vừa phải. Trong khi thực hiện, mẹ hãy đổi chân liên tục để giảm đau đều ở các bên.
5. Ngồi gác một chân
Mẹ ngồi thẳng trên ghế rồi gác chân lên một chiếc ghế khác hay bục kê chân. Tư thế này sẽ giúp mẹ giảm đau và giảm bớt sự khó chịu ở chân do máu được lưu thông tốt hơn.
Tư thế này cần sự trợ giúp của một vật dụng là một quả bóng to, mềm. Mẹ ngồi ở động tác quỳ, hai chân dang ra hai bên, tay vắt qua trái bóng, đầu cúi xuống, tì vào bóng. Với tư thế này, phần lưng của mẹ sẽ được thư giãn còn đôi tay và phần trên được “nghỉ ngơi” trên trái bóng.
7. Ngồi xổm
Mặc dù trong suốt thai kỳ, bà bầu không nên ngồi xổm nhưng trong lúc này ngồi xổm sẽ giúp khung xương chậu mở rộng hơn. Khi ngồi xổm, mẹ cần chú ý thực hiện một cách từ từ, hai tay bám vào thành ghế hoặc thành giường rồi ngồi xuống nhẹ nhàng.
8. Tựa lưng vào tường
Chỉ đơn giản là mẹ ngồi xuống, tựa lưng vào tường và có thể kê thêm một chiếc gối đằng sau, để giảm các cơn đau lưng. Nếu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy co, duỗi chân để thấy thoải mái hơn nhé.
9. Quỳ bò
Tư thế này sẽ giúp thai nhi tiếp nhận thêm nhiều oxy trong quá trình “vượt cạn”. Mẹ nên thực hiện nó trên sàn nhà trải thảm hoặc giường, tránh luyện tập ở những mặt phẳng cứng, có thể làm cho chân tay mẹ bị xước xát.
10. Nằm nghiêng về một bên
Khi cơn co thắt qua đi, mẹ nên nằm nghiêng nghỉ ngơi một lúc trên giường. Khi nằm, hãy kê gối vào giữa hai chân để cơ thể thoải mái nhất. Với tư thế này, vùng lưng không phải chịu nhiều áp lực và quá trình vận chuyển dinh dưỡng, oxy tới thai nhi là nhiều nhất.Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để chọn cho mình được những tư thế phù hợp nhất nhé. Đây cũng chính là cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả đấy.
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư thế nào?
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng