Phù nề chân của mẹ bầu là gì?

Làm mẹ là thiên chức của mỗi người phụ nữ. Khi mang thai bên cạnh niềm hạnh phúc khi được làm mẹ chính là những nỗi lo về sức khỏe của cả mẹ và bé.  Trong thai kỳ, người phụ nữ phải trải qua thời gian đầy biến động cho toàn bộ cơ thể và cho hệ thống tĩnh mạch. Trong đó, phù chân tay khi mang thai là hiện tượng tương đối phổ biến. Tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ.

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân tay khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Nên làm gì để giảm tình trạng phù nề chân của các mẹ bầu?

Các mẹ bầu nên có thực đơn dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đầu tiên hãy ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, đậu lăng, rau bina. Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương….

Bên cạnh đó các mẹ nên bổ sung các loại trái cây như táo, đu đủ chín và ổi, các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Ăn nhiều sữa chua, men tiêu hóa để bổ sung các khoáng chất tốt cho cơ thể.

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, thì các mẹ bầu còn cần kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, các bài tập thở, đi bộ hay bơi lội, thực hiện các động tác massage từ bắp chân xuống bàn chân. Việc chăm vận động kết hợp với các bài massage không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.