Mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào tốt nhất?

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn ?

Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Tuy nhiên,việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cho mẹ bầu.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Buổi sáng là thời điểm vàng trong ngày để mẹ ăn trứng vịt lộn

Các chuyên gia cũng cho biết, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng trứng vịt lộn cho bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng.

Khi nào mẹ bầu nên ăn trứng vịt lộn

Mẹ bầu hoàn toàn được phép ăn trứng vịt lộn trong suốt thai kỳ nhưng không được ăn quá nhiều. Cụ thể, mẹ bầu trong những tháng đầu chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả 1 tuần và không được ăn liền 2 quả cùng 1 lúc.
Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều sắt và vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…

Vì trong 1 quả trứng vịt lộn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy nên mẹ bầu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải mới là tốt nhất. Nếu mẹ ham ăn nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược, làm lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…

Tuy nhiên, khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu cần lưu ý ở những tháng đầu tuyệt đối không được kèm với rau răm bởi loại rau này có thể khiến tử cung bị co bóp mạnh, dễ dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu 3 tháng cuối mới được phép ăn kèm gừng và rau răm kèm với trứng vịt lộn nhé.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

– Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 trái trứng vịt lộn, và không nên ăn cùng lúc.

– Trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi.

– Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

– Rau răm thường được ăn kèm với trứng vịt lộn. Tuy nhiên, ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm mẹ bầu ra máu, thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một, hai lá rau răm để tăng hương vị thôi nhé!

– Khi ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu không nên ăn cùng lúc các loại thực phẩm nhiều vitamin A như gan động vật hoặc uống bổ sung vitamin…

– Trứng vịt lộn khi ăn nên được rửa sạch và nấu chín kỹ.

Dinh dưỡng khi mang thai: 3 nguyên tắc cần nhớ

– Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.

– Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…