Lợi ích của hồng giòn đối với phụ nữ mang thai

Quả hồng chín có màu vàng hoặc màu đỏ rất đẹp mắt và vị ngọt đặc trưng. Nó chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ hòa tan, các khoáng chất như mangan, đồng, kali...

Ngoài ra, nó còn chứa các chất catechins và polyphenolic có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm, chống nhiễm trùng.

Bà bầu ăn hồng giòn giúp "làm nhẹ" dạ dày, giảm chứng đầy hơi hoặc trị táo bón.

Chất xơ trong hồng còn có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn, điều chỉnh lượng đường trong máu, giữ chúng ở mức ổn định.

Phụ nữ ăn hồng trong thời kỳ mang thai nhận được rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu muốn ăn hồng giòn mà không gây hại cho bé cần phải lưu ý những điểm sau đây.

Bà bầu không nên ăn hồng vào lúc đói

GIống như các loại trái cây khác, hồng không phải là thực phẩm thích hợp để ăn vào lúc đói.

Hồng chứa nhiều pectin và axit tannic nên khi kết hợp với chất aixt trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa có thể lưu lại trong dạ dày, tạo thành sỏi, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Không ăn với hải sản

Theo Đông y, quả hồng và hải sản đều có tính hàn. Ăn cùng nhau dễ lạnh bụng, dẫn đến đau bụng.

Bà bầu bị tiểu đường không nên ăn hồng

Quả hồng có hàm lượng đường cao, chiếm khoảng 10,8%. Đường trong hồng lại là những loại có hại (sucrose, fructose, glucose). Người tiểu đường thai kỳ ăn nhiều hồng sẽ làm tăng đường huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng

Hồng chứa hàm lượng tannin cao. Chất này có thể gây ức chế khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng đặc biệt là với những người có thể trạng thiếu máu, thiếu sắt.