Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ?
Nỗi lo khi quan hệ ở tháng thứ 5
Sợ làm đau thai nhi
Sợ chuyển dạ sớm
Sợ sảy thai
“Ngại” với thai nhi
Sợ “đụng” trúng đầu bé
Sợ nhiễm trùng
Sự bất mãn từ chồng
Mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ?
Việc sinh hoạt vợ chồng hợp lý, khoa học sẽ giúp thõa mãn hơn, làm giảm cảm giác mệt mỏi, khó chịu như mất ngủ, stress, đau lưng… Vậy khi mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ không?
Nếu thai kỳ bình thường, việc sinh hoạt vợ chồng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu biết cách quan hệ khi mang thai tháng thứ 5, cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất nó sẽ trị được căn bệnh mất ngủ của các mẹ đấy. Một cảm giác thoải mái, hạnh phúc của mẹ cũng sẽ tiết ra loại hormone qua dây rốn truyền vào cho con Bởi vì khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là vùng ngực, nên khi “yêu” bà bầu sẽ có nhiều khả năng đạt cực khóai mà trước kia không có được.
Quan hệ đúng cách trong thai kỳ vừa giúp hai vợ chồng thỏa mãn vừa an toàn cho thai nhi.
Miễn là chồng bạn không bị bất kỳ bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nào và cổ tử cung của bạn không bị mở ra, cả bạn và thai nhi sẽ không bị nguy hiểm nào bởi quan hệ khi mang thai tháng thứ 5.
Cả hai vợ chồng bạn cũng nên ngồi lại trò chuyện với nhau một cách cởi mở và thường xuyên hơn. Vì thỉnh thoảng bạn cũng sẽ có cảm giác rằng thật khó khăn để có được những suy nghĩ gợi cảm, đôi khi bạn gặp phải những cảm xúc trộn lẫn với những thay đổi trong cuộc sống đang và sắp diễn ra, về trách nhiệm, về tình cảm, vể tài chính… Những hãy nhớ rằng đừng đem chúng lên giường “tâm sự” nhé.
Những tư thế quan hệ an toàn cho mẹ mang thai tháng thứ 5
Dù quan hệ khi mang thai tháng thứ 5 mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu cần lựa chọn tư thế phù hợp, an toàn. Dưới đây là 4 tư thế "yêu" mẹ có thể tham khảo.
- Tư thế úp thìa: Tư thế úp thìa không gây áp lực lên bụng của bạn nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của em bé. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa bạn và anh ấy. Bạn nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và anh ấy nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn.
- Tư thế đối mặt: Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng của thai phụ. Bạn và đối phương nằm đối diện nhau, anh ấy có thể nằm thấp hơn một chút so với bạn hoặc là bạn có thể đặt chân lên người anh ấy để cho thoải mái và dễ thực hiện.
- Tư thế nữ trên: Tư thế này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, chị em có thể kiểm soát sự xâm nhập của anh ấy và làm chủ được những áp lực tối thiểu trên vùng bụng. Ở tư thế này, chị em có thể dừng lại khi thấy có điều gì bất ổn.
- Tư thế Doggy: Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và anh ấy quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, chị em có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.