Mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu khi mang thai
Bị đau đầu khi mang thai là do sự thay đổi của các hormone nội tiết trong cơ thể kéo theo đó là lưu lượng máu lưu thông đột ngột khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu. Ngoài ra, môi trường sống có nhiều tiếng ồn, tâm lý hay bị căng thẳng, ngủ ít, thiếu hụt đường trong máu khiến mẹ bầu có nguy cơ bị đau đầu cao hơn người khác. Đôi khi, đau đầu thai kỳ lại xuất phát từ việc mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá hoặc mắc các bệnh liên quan như viêm xoang, hen suyễn,…
Theo đó, đau đầu thông thường chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu và giảm dần vào các tháng tiếp theo. Do đó, vào tháng thứ 4, cơ thể mẹ bầu đã qua khoảng thời gian bất ổn nhất, nên hầu như không còn các cơn đau đầu. Tuy nhiên, nếu bị đau đầu vào thời điểm này thì mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng và nguyên nhân đau đầu có thể do mẹ bầu mắc một số bệnh như cảm cúm, viêm xoang, hen suyễn hay đau dây thần kinh,…
Đồng thời, trong trường hợp mẹ bị đau đầu, đi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu như rối loạn thị giác, hay thấy ánh sáng đèn nhấp nháy hoặc các điểm mù. Đây đều là những chứng bệnh khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở lên nặng hơn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Dù vì lý do nào thì khi xuất hiện triệu chứng đau đầu trong thai kỳ tháng thứ 4, mẹ bầu cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về uống hoặc uống thuốc kéo dài mà không đi tái khám hay bỏ thuốc giữa chừng. Ngoài ra, mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn và phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Mang thai tháng thứ 4 bị đau đầu nên làm gì?
Trường hợp mẹ bầu chỉ bị đau đầu bình thường trong thai kỳ thì có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên. Đầu tiên khi bị đau, mẹ hãy uống một cốc nước để tăng lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là máu lên não. Sau đó tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh để nghỉ ngơi. Nếu vẫn đau quá, mẹ có thể dùng khăn mát chườm đầu, thái dương và vùng mắt hoặc massage nhẹ nhàng.
Ngoài ra, các chị em đang có ý định mang bầu, hãy bắt đầu nghỉ ngơi nhiều hơn ngay từ bây giờ sẽ giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu mà chị em gặp phải trong quãng thời gian mang thai. Bên cạnh đó, khi mang thai cũng cần theo dõi lượng đường máu thường xuyên vì khi lượng đường trong máu quá thấp, nhức đầu sẽ là một tác dụng phụ thường xảy ra. Đồng thời, mẹ bầu cần ăn lượng thức ăn nhiều hơn cũng như chia làm nhiều bữa trong ngày để duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Thêm vào đó, uống nhiều nước có thể làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của rất nhiều "tác dụng phụ" khi bầu bí mà mẹ gặp phải. Thiếu nước cũng như quá căng thẳng có thể khiến các mạch máu trong đầu sưng lên, một trong những nguyên nhân thường gặp của chứng nhức đầu. Vì thế bổ sung đủ nước sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn, giảm cường độ cũng như tần suất của các cơn nhức đầu.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.