Theo y học cổ truyền, cà chua có công dụng dưỡng âm mát huyết, thanh nhiệt, chỉ khát, được áp dụng cho các chứng chảy máu cam, hoa mắt chóng mặt, tiêu hóa kém, chảy máu chân răng, loét dạ dày... 

ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn, nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền, bệnh viện 108 cho biết, cà chua còn được dùng để phòng chống tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng cường chức năng gan... Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, cà chua và nước ép cà chua là nguồn cung cấp nhiều protein, chất xơ, carbohydrate, vitamin và các khoáng chất thiết yếu như kali, phốt pho... có lợi cho sức khỏe. 

Ảnh minh họa: Internet

Những lợi ích tuyệt vời của cà chua

Giàu chất chống oxy hóa

Với thành phần chất chống oxy hóa phong phú, cà chua được chứng minh là loại quả có tác dụng chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch hiệu quả.

Lycopene là một loại chất chống oxy hóa, có rất nhiều trong cà chua. Tuy nhiên, chúng không thể tự tạo ra được mà chỉ có thể bổ sung thông qua đường ăn uống. Chất này có nồng độ cao nhất trong vỏ cà chua. Theo tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, kết hợp cà chua cùng chất béo sẽ giúp cơ thể hấp thụ lycopene tốt hơn.

Ngăn ngừa cholesterol cao

Uống nước ép cà chua cũng có thể giúp ngăn ngừa cholesterol cao. Nó rất giàu chất xơ giúp phá vỡ LDL hoặc cholesterol xấu trong cơ thể. Nó cũng có niacin hoặc Vitamin B3 được biết đến với tác dụng ổn định cholesterol.

Ảnh minh họa: Internet

Tăng cường chức năng tim mạch

Nước ép cà chua rất giàu vitamin và chất dinh dưỡng như kali, cần thiết cho hoạt động của tim. Nước ép cà chua không chứa cholesterol nhưng lại chứa vitamin B3, có thể hiệu quả và an toàn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.  Kali làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Vitamin B6 và vitamin B9 có thể giúp chuyển đổi các hóa chất nguy hiểm (homocysteine) trong cơ thể. Vì vậy, thêm cà chua hoặc nước ép cà chua vào chế độ ăn uống hằng ngày, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng đe dọa tính mạng liên quan đến tim.

Cải thiện tâm trạng

Cà chua không chỉ làm tăng hương vị cho bữa ăn mà còn có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn về lâu dài. Một nghiên cứu vào năm 2013 trên tạp chí Rối loạn cảm xúc cho biết những người trên 70 tuổi ăn cà chua trong vòng 2-6 tuần có ít khả năng mắc các triệu chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng thấp hơn 46% so với những người ăn cà chua ít hơn một lần/tuần.

Đáng chú ý, các sản phẩm khác được sử dụng trong nghiên cứu không tạo ra tác dụng tương tự. Chuyên gia Elena Paravantes cho biết: “Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa, bao gồm cả lycopene có trong cà chua có thể là yếu tố giúp cải thiện tâm trạng”.

Ảnh minh họa: Internet

3 cách ăn cà chua giúp ngăn ngừa ung thư và bảo vệ gan

Rau bina xào cùng cà chua

Chần rau bina trước để loại bỏ hầu hết axit oxalic, sau đó thay nước, cho cà chua và rau bina vào và nấu. Nếu cầu kỳ hơn một chút, bạn cho cà chua vào xào trước, sau đó cho nước vào, nấu lâu hơn một chút, cuối cùng cho rau đã chần vào, đun sôi và nêm gia vị vừa ăn.

Cơm sốt cà chua

Đầu tiên rửa sạch hành và tỏi riêng biệt, cho vào chảo phi thơm. Sau đó, thêm cà chua và nước, đổ gạo vào, nấu chín, đảo đều và ăn. Loại gạo này không chỉ có mùi thơm đặc biệt mà còn có tác dụng bảo vệ gan, bồi bổ cơ thể, giải khát.

Ảnh minh họa: Internet

Canh cà chua và trứng

Cà chua rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, đập trứng vào bát. Đun nóng chảo dầu lên, đổ cà chua thái múi cau vào chảo, dùng thìa nghiền nát, xào cà chua nhuyễn, cho nước vào. Sau khi nước sôi đổ trứng đã đánh vào trước, nhớ cho trứng lỏng. Đợi đến khi canh trứng cà chua chín thì có thể tắt bếp và ăn. Canh trứng cà chua có thể nói là món ăn tại nhà nhiều màu sắc, thơm ngon nhất, không chỉ dễ làm mà còn giàu dinh dưỡng.