Mách nhỏ các mẹ mẹo chữa nứt gót chân khi mang thai cực hay trong bài
Mang thai nên tình trạng tăng cân diễn ra rất nhanh, di chuyển, đổi tư thế khó khăn nên khi vào thời tiết hanh khô rất dễ bị nứt nẻ gót chân khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy rất đau đớn và khó chịu. Thế nên, các mẹ bầu đừng quên áp dụng các cách chữa nứt gót chân khi mang thai dưới đây để không còn phải lo lắng về vấn đề nứt nẻ gót chân nữa nhé.
Mẹo chữa nứt gót chân khi mang thai hiệu quả vô cùng
Tiến hành ngâm chân với nước ấm hàng ngày giảm nứt gót chân khi mang thai
Đây là một trong những cách tốt nhất mà các mẹ có thể áp dụng để loại bỏ lớp da cứng ở gót chân nhanh và đơn giản. Chỉ cần ngâm chân với nước ấm trong 15 phút-30 phút. Vừa ngâm vừa tranh thủ massage chân tăng cường tuần hoàn máu cũng như loại bỏ da chết ở chân.
Ngâm và massage chân giúp hạn chế nứt gót chân khi mang thai cho các mẹ. Ảnh: Internet
Thực hiện hàng ngày và chỉ sau 1 tuần các mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng ở gót chân và bàn chân đấy nhé.
Luôn mang bên mình kem dưỡng ẩm
Tất nhiên bạn không thể bôi kem dưỡng ẩm cho đôi chân cả ngày được nhưng thời điểm đi ngủ thì bạn hoàn toàn có thể. Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm cho gót chân nhiều dưỡng và an toàn cho các mẹ, thoa đều rồi đi tất để lớp kem có thể ở trên chân của mẹ 8-10 tiếng, thực hiện hàng ngày, tốt nhất là các mẹ ngâm và làm sạch chân với nước ấm xong thì thoa kem dưỡng ẩm, đây sẽ lúc các dưỡng chất trong kem thấm được sâu và tốt nhất. Các mẹ sẽ thấy sự thay đổi sau 15-20 ngày, gót chân sẽ mềm mịn và giảm hẳn chai cứng đi nhiều lần.
Sử dụng dầu oliu hay dầu dừa massage chân
Đơn giản vì những loại dầu này vừa dưỡng ẩm, dưỡng da mềm mịn tốt lại có đặc tính chống viêm, chống khuẩn, nấm nên vừa hạn chế được nứt nẻ gót chân khi mang bầu rất tốt lại còn giúp giảm thiểu đau đớn và nhanh lành vết thương hơn khi mẹ bầu không may bị nứt gót. Nhưng chú ý là đừng thoa quá nhiều, có thể sẽ khiến các mẹ trơn trượt khi đi lại.
Sử dụng chuối chín trị nứt gót chân bà bầu cực nhanh và hiệu quả
Chuối chín có tác dụng dưỡng ẩm dưỡng da gót chân, giảm nứt nẻ hiệu quả. Ảnh: Internet
Không chỉ là một hoa quả ngon miệng và nhiều dinh dưỡng, các mẹ hoàn toàn có thể tận dụng chuối chín, nghiền nát và đắp vào phần gót chân khô nứt, để trong 20 phút, kết hợp xoa nhẹ nhàng, chứng nứt gót chân ở mẹ bầu sẽ biến mất rất nhanh mà phần da chân lại mềm mịn hơn nhiều đấy.
Sử dụng kem chống nắng cho gót chân
Các mẹ hay sợ rằng mang thai thì không dùng được các sản phẩm trang điểm hay kem chống nắng, nhưng thực ra tác hại của tia cực tím mặt trời đến mẹ và bé còn ảnh hưởng hơn nhiều, hơn nữa các mẹ có thể lựa chọn những loại kem chống nắng vật lý đảm bảo an toàn, không gây hại cho thai nhi đâu.
Kem chống nắng sẽ giúp phần da gót chân không bị khô bởi ánh nắng mặt trời, giảm hẳn tình trạng da khô, nứt nẻ gót chân không mong muốn có thể xảy ra với các mẹ khi mang thai. Các mẹ hãy tìm và sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 để bảo vệ tốt hơn cho gót chân trong mùa hè nóng bức và khắc nghiệt nhé.
Đừng đứng quá lâu để tránh bị nứt gót chân khi mang thai
Đừng đứng quá lâu để tránh bị nứt gót chân khi mang thai. Ảnh: Internet
Đứng quá lâu với số cân nặng tăng nhanh cũng sẽ làm tình trạng nứt nẻ gót chân thêm nặng với các mẹ đang mang thai. Nên các mẹ tránh phải đứng trong thời gian dài nhé, nếu phải đứng trong nhiều giờ thì các mẹ bầu cố gắng đảm bảo cách một thời gian nghỉ ngơi hay được ngồi xuống để giảm áp lực cho đôi chân, hỗ trợ trị nứt gót chân khi mang thai hiệu quả hơn.
Bổ sung vitamin E trị nứt gót chân khi mang thai
Không chỉ tốt cho thai nhi mà vitamin E còn giúp dưỡng da, giữ ẩm rất tốt, hạn chế đáng kể tình trạng khô da, giúp phòng ngừa nứt gót chân ở bà bầu hiệu quả.
Ngoài việc bổ sung viên nang vitamin E, các mẹ cũng nên bổ sung thêm thông qua nguồn thực phẩm lành mạnh như rau bina, hạnh nhân, bơ, khoai lang,...trong chế độ ăn uống hàng ngày nhé các mẹ.
Nếu đã áp dụng các cách chữa nứt gót chân khi mang thai trên mà vẫn chưa cải thiện triệt để vấn đề, các mẹ vẫn cảm thấy đau đớn do nẻ gót thì nên đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời nhé, rất có thể nó là một dâu hiệu của căn bệnh, phản ánh tình trạng sức khỏe nào mà các mẹ không biết.
Chúc các mẹ luôn vui vẻ, vui tươi, có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm mẹ tròn con vuông!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.