Loại rau "rẻ bèo" nhưng mang lại cả tá lợi ích cho bà bầu: Chống dị tật thai nhi, ngăn ngừa thiếu máu
Trong thời gian mang thai, dinh dưỡng là một trong những vấn đề được mẹ bầu và cả gia đình quan tâm nhiều nhất. Tuy vậy, đôi khi mẹ chỉ mải mê bồi dưỡng bằng những món đắt đỏ mà bỏ qua những loại thực phẩm quen thuộc nhưng rất giàu dinh dưỡng, tốt cho bà bầu và thai nhi. Rau muống là một loại thực phẩm như vậy.
Thành phần dinh dưỡng của 100g rau muống bao gồm:
- 29cal năng lượng
- 3g protein
- 5,4g Carbonhydrates
- 1,0g chất xơ
- 0,3g chất béo
- 73mg canxi
- 50mg photpho
- 32mg nước
- 6,300 IU Vitamin A
- 32 mg vitamin C
- 2,5mg Sắt
- 0,07mg Vitamin B1
Rau muống là loại rau quen thuộc, dễ mua và giá thành rẻ. (Ảnh minh họa)
Lợi ích cho bà bầu khi ăn rau muống
Từ những chất dinh dưỡng trên, khi mẹ bầu ăn rau muống sẽ nhận về nhiều lợi ích:
Bổ sung vitamin A
Trong rau muống có chứa nhiều vitamin A rất tốt cho thị lực của mẹ bầu và giảm nguy cơ về bệnh đục thủy tinh thể.
Bổ sung vitamin D
Rau muống có thành phần canxi, đây là chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ, cũng như để bảo vệ mẹ khỏi chứng loãng xương sau sinh.
Bổ sung vitamim C, beta-carotene
Đây đều là những yếu tố có thể chống lại oxy hóa rất hiệu quả và đồng thời bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác hại của gốc tự do, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
Bổ sung acid folic chống sinh non, dị tật thai nhi
Rau muống có chứa acid folic. Đây là một hợp chất rất tốt và cần thiết để giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Tuy nhiên, nếu như giai đoạn đầu thể trạng và bụng dạ của mẹ không tốt thì không nên ăn rau muống. Khi ăn cần chế biến kỹ, mua nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, không nhiễm thuốc trừ sâu...
Hỗ trợ bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu
Rau muống là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, amino axit, vitamin B và C, sắt... Cùng hàm lượng sắt dồi dào, bà bầu ăn rau muống có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bị thiếu máu do thiếu sắt thường gặp trong giai đoạn mang thai.
Rau muống mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)
Hỗ trợ làm giảm chứng táo bón khi mang thai
Không những thế, ngoài hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn mang đến tác dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, là thực phẩm rất thích hợp với những mẹ bị chứng táo bón "hành hạ" khi mang thai.
Hỗ trợ phòng chứng bệnh tiểu đường
Trong thành phần của rau muống có chứa một loại dưỡng chất rất giống với insulin. Bà bầu nếu ăn rau muống sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp. Bà bầu bị tiểu đường có thể thường xuyên ăn rau muống để giảm thiểu tình trạng bệnh hiện tại.
Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể
Từ xưa, trong Đông y, rau muống đã được coi như vị thuốc giải nhiệt do rau muống có tính hàn. Nếu ăn rau muống với lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải phóng nhiệt lượng, làm tâm lý bớt căng thẳng và giảm stress rất hiệu quả.
Ổn định huyết áp
Ăn rau muống còn giúp bà bầu hạn chế chứng đau đầu do tăng huyết áp, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, các món ăn từ rau muống còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ và thai nhi trong bụng.
Lưu ý khi bà bầu ăn rau muống
Rau muống có nhiều kí sinh trùng nên mẹ bầu phải sơ chế kĩ càng, nấu chín trước khi ăn. (Ảnh minh họa)
Rau muống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn rau muống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức do viêm khớp, bị viêm đường tiết niệu do sỏi, bị bệnh gout, bị cao huyết áp không thì không nên ăn rau muống.
Bên cạnh đó, trong rau muống cũng có một số loại ký sinh trùng sán lá ruột tên gọi là Fasciolopsis buski, sẽ “tấn công” vào cơ thể. Nếu mẹ bầu ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ sẽ gây đau bụng, khó tiêu.
Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên rửa thật sạch rau muống dưới vòi nước rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 3-0 phút để loại bỏ lưu lượng thuốc sâu. Không nên ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ để phòng các loại ký sinh trùng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.