Lễ Vu Lan là gì?

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề theo đạo Bà La Môn, bà là người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo. Mỗi ngày bà thường nấu rất nhiều thức ăn, và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xuất gia theo học Phật, và trở thành đệ tử của Đức Phật. Có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng tìm thấy mẹ nơi đại địa ngục. 

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ - Ảnh minh họa: Internet

Trông thấy mẹ tóc tai dơ bẩn, chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất, không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Liên đau xót khôn nguôi, ôm bà bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn đỡ đói. Nhưng bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, nên khi cơm đưa đến miệng thì cơm hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được. Bất lực không thể cứu được mẹ nên Mục Kiền Liên quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy ông rằng chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong cứu được mẹ. Nên vào ngày Rằm tháng 7, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ), Mục Kiền Liên đã chuẩn bị một lễ dâng cúng và cầu xin cứu mẹ mình khỏi địa ngục. Lễ gồm hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay... dâng cúng các vị chư tăng.

Đây là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và tổ tiên - Ảnh minh họa: Internet

Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng 7 Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Đây là dịp để con cái tưởng nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và tổ tiên.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Thông thường, lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là ngày rằm tháng 7, cho nên lễ Vu Lan còn được gọi là lễ Vu Lan rằm tháng 7. Năm nay, lễ Vu Lan rơi vào ngày 15/8 dương lịch. Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ... đều tổ chức lễ báo hiếu cho cha mẹ vào khoảng thời gian này hằng năm.

Thông thường, lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là ngày rằm tháng 7, cho nên lễ Vu Lan còn được gọi là lễ Vu Lan rằm tháng 7 - Ảnh minh họa: Internet

Ý nghĩa lễ Vu Lan?

Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch nói chung và lễ Vu Lan tháng 7 là dịp để mỗi người con tưởng nhớ công ơn của cha mẹ cùng tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người chúng ta. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Vu Lan chính là báo hiếu, và không chỉ đối với cha mẹ kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa. Để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình.

Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch nói chung và lễ Vu Lan tháng 7 là dịp để mỗi người con tưởng nhớ công ơn của cha mẹ cùng tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người chúng ta - Ảnh minh họa: Internet

Đây cũng là dịp mỗi người con hướng về lời dạy của Phật giáo: "Từ, bi, hỷ, xả" hay "vô ngã, vị tha", "phổ độ chúng sinh" cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây". Từ đó mà sống chậm, tịnh tâm, tu nhân tích đức, làm nhiều việc có ích cho đời, sống có ý nghĩa và biết trân trọng cuộc sống.

Nếu như bạn quá bận rộn với cuộc sống hàng ngày mà không có thời gian ở cạnh quan tâm và chăm sóc tới ông bà, cha mẹ. Hãy nhân dịp lễ Vu Lan để sự quan tâm chân thành từ bạn cho đấng sinh thành, ngồi xuống cùng nhau ăn một bữa cơm, tặng cho ba mẹ một món quà. Lễ Vu Lan dạy mỗi người con biết trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.

Lễ Vu Lan cài hoa gì?

Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế, đồng thời để tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này với con cháu. Ý nghĩa cài hoa hồng ngày lễ Vu Lan xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.

Nghi thức "Bông Hồng Cài Áo" là để tưởng nhớ những người mẹ đã tạ thế, đồng thời để tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này với con cháu - Ảnh minh họa: Internet

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.

Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành - Ảnh minh họa: Internet

Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo. Bông hoa hồng màu đỏ là biểu tượng của việc còn cha mẹ, những người đã mất mẹ thì cài hoa màu trắng. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.

Lễ Vu Lan nên làm gì?

Theo văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam thì cứ vào dịp lễ Vu Lan người dân sẽ chuẩn bị những mâm cúng để dâng lên gia tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Việc thực hiện dâng mâm cúng giúp bạn thể hiện được lòng thành kính và mong muốn những người đã khuất có thể được yên nghỉ ở dưới suối vàng.

Bạn và gia đình hãy sắp xếp thời gian lên chùa thắp một nén nhang, thành tâm cầu xin phúc lành, tài lộc - Ảnh minh họa: Internet

Việc ăn chay cầu an vào ngày lễ Vu Lan sẽ giúp bạn thể hiện được sự thành tâm của mình với Đức Phật. Đồng thời hành động này sẽ giúp tâm của bạn trở nên thanh tịnh và an yên hơn rất nhiều. Dịp này, ở các chùa đều tổ chức các hoạt động như cầu an, cầu siêu, niệm kinh, công quả, thả đèn hoa đăng, thả đèn kéo quân... bạn và gia đình hãy sắp xếp thời gian lên chùa thắp một nén nhang, thành tâm cầu xin phúc lành, tài lộc.

Dịp này, ở các chùa đều tổ chức các hoạt động như cầu an, cầu siêu, niệm kinh, công quả, thả đèn hoa đăng, thả đèn kéo quân - Ảnh minh họa: Internet

Thăm viếng mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ ở ngoài nghĩa địa hay những nơi lưu giữ hài cốt như đền, chùa cũng là một hoạt động thường niên của lễ Vu Lan. Đồng thời bạn hãy dâng cúng những vật phẩm là các loại trái cây tươi ngon cùng bánh kẹo, rượu bia để có thể bày tỏ được sự thành kính phân ưu tới những người đã khuất.

Có rất nhiều các Phật tử vào dịp lễ Vu Lan thường thực hiện phóng sinh chim hay cá - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều các Phật tử vào dịp lễ Vu Lan thường thực hiện phóng sinh chim hay cá. Ngoài ra cũng nên làm nhiều việc có ích, có đức, tích thiện, tu nhân để mang lại may mắn, hóa giải điềm xấu, sao hạn.

"Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", công cha nghĩa mẹ không có ngôn từ nào thể hiện hết sự lớn lao. Phận làm con, làm cháu, mỗi người đều phải biết ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ từng giây, từng phút chứ không chỉ mỗi vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu.

Phận làm con, làm cháu, mỗi người đều phải biết ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ từng giây, từng phút chứ không chỉ mỗi vào dịp lễ Vu Lan báo hiếu - Ảnh minh họa: Internet

Nhưng vào dịp lễ Vu Lan thì hãy thể hiện tình cảm của mình tới các đấng sinh thành nhiều hơn bằng những lời nói và hành động xuất phát chân thành từ đáy lòng. Những câu nói yêu thương hay một cái ôm ấm áp thôi cũng đủ khiến cha mẹ của bạn cảm thấy hạnh phúc hơn vào ngày lễ đặc biệt này.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.