Chào chuyên gia!

Tôi 29 tổi và nhận thấy bản thân rất 'nghiện' mạng xã hội. Phần lớn thời gian rảnh tôi thường truy cập facebook và không mấy hứng thú với thế giới bên ngoài. Dần dần tôi sống khép kín và không thích giao tiếp. Tôi nên làm thế nào để chấm dứt chứng nghiện mạng xã hội này để chuyên tâm vào công việc và xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình?

(Minh Chiến - Hà Nội)

Làm thế nào để chấm dứt chứng nghiện mạng xã hội? Ảnh minh họa: Internet

Chào anh Minh Chiến!

Lên mạng rất dễ gây nghiện. Nó nhanh chóng trở thành một thói quen. Muốn phá vỡ thói quen đó cách tốt nhất là không tạo ra thói quen. Còn nếu bạn đã bị hình thành thói quen thì hãy theo một số mẹo dưới đây:

- Hãy công khai nói với những người thân hay bạn bè của bạn là sẽ không truy cập Internetmột khoảng thời gian nhất định.

- Bạn quyết định TẮT điện thoại của bạn khi đang làm một công việc tập trung mà không thực sự cần tới việc truy câp mạng. Chắc chắn luôn đăng xuất khỏi những thứ như Facebook. Nếu bạn thấy nó quá hấp dẫn, thì luôn có những phần phần mềm bạn cài đặt để chặn bạn khỏi mạng xã hội hoặc internet trong những khoảng thời gian nhất định.

- Viết quy tắc trên một mảnh giấy và dán nó lên trên bàn của bạn. Ví dụ bạn viết: “60 mươi phút làm việc và sau đó truy cập internet trong 15 phút. ” Hoặc: “Kết thúc bài tập về nhà của tôi trước khi truy cập internet. ”

- Hãy nhớ rằng: nếu bạn không truy cập Facebook trong hai giờ, thế giới này vẫn thế, trời không thể sụp và thậm chí nhờ sự điều tiết thời gian này, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn giữa hai lần truy cập.

- Bạn cũng có thể xóa app của Facebook đi và chỉ giữ lại Messenger để nhận tin nhắn và trả lời tin nhắn của bạn bè.

- Bạn cũng có thể dùng trình duyệt Chrome trên điện thoại hoặc máy tính, chính vì sự bất bất tiện hơn nhiều so với dùng app nên dần dần bạn sẽ lười không thèm truy cập nữa.

Chỉ sau khoảng 3 tuần thói quen ăn ngủ với mạng xã hội sẽ mất dần. Bạn sẽ cảm nhận nó xa lạ không còn thân thuộc nữa, là thế giới không thuộc về mình nữa, bạn đã thành công.

NSC TS. BS. Nguyễn Bá Phước Anh

Viện trưởng viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh