Làm sao để nhận biết trẻ hiếu động hay tăng động?
Con trai em 5 tuổi rất nghịch ngợm và hiếu động. Hầu như cả ngày bé hoạt động luôn tay luôn chân, ngay cả khi trên lớp. Em lo bé có dấu hiệu của tăng động. Em cần làm gì để giúp bé tập trung hơn? Cảm ơn bác sĩ!
Hà Anh (Quận 5, TP.HCM)
Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1, trả lời:
Trẻ từ 3 – 6 tuổi thông thường rất nghịch ngợm. Bé sẽ có những hoạt động tay chân liên tục trong ngày nhằm khám phá mọi thứ xung quanh. Điều này sẽ giúp bé thêm khỏe mạnh, cơ thể dẻo dai hơn. Dấu hiệu này chứng tỏ bé rất hiếu động.
Bên cạnh đó, một tỉ lệ nhỏ khoảng 4 – 5% trẻ có biểu hiện hoạt động quá mức gọi là tăng động. Theo nghiên cứu, tăng động chủ yếu gặp ở bé trai hơn bé gái với tỷ lệ xấp xỉ 3:1.
Theo đó, cha mẹ có thể dựa vào biểu hiện của con để biết bé hiếu động hay tăng động. Những bé hoạt động tay chân nhưng nghe lời cha mẹ và cô giáo nhắc nhở sẽ ngồi yên, bé sẽ không bị tăng động mà là hiếu động.
Trẻ hiếu động vẫn tuân thủ kỷ luật và có khả năng thích nghi với môi trường. Nhiều bé chỉ tỏ ra nghịch ngợm, hiếu động ở nhà nhưng khi đi học, bé sẽ nghe lời thầy cô.
Trong khi đó ở trẻ tăng động, khi bé đi nhà trẻ, học trường mầm non hoặc vào lớp 1 thường bị các cô giáo than phiền rằng bé không chịu ngồi yên. Trong người bé như bật sẵn động cơ để hoạt động, vui chơi chỗ này chỗ kia.
Nếu cô giáo yêu cầu bé làm theo hướng dẫn mà không tập trung hoặc không thực hiện được, bé có thể mắc chứng rối loạn cư xử tăng động.
Đối với những trẻ có biểu hiện tăng động, cha mẹ nên chú ý bé nhiều hơn trong những ngày nghỉ ở nhà nhằm tránh những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra. Cha mẹ cũng có thể thu hút bé bằng những trò chơi làm giảm đi sự tăng động, giúp bé tập trung nhiều hơn.
Cụ thể, cha mẹ có thể hướng dẫn bé tham gia hoạt động vẽ tranh. Bé sẽ chú ý tập trung vào các đường nét, màu sắc, hoạt động tay chân sẽ giảm, bé chịu ngồi yên một chỗ. Hoặc cha mẹ có thể cho bé tập tô tượng để thu hút sự chú ý của bé. Trò chơi xếp hình lego cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung.
Những vật dụng trong gia đình nên bảo quản cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em như vật sắc nhọn, ghế có cạnh sắc, dao kéo... để không gây nguy hiểm cho bé.
Trẻ hiếu động là biểu hiện của sự phát triển bình thường. Nếu trẻ có dấu hiệu tăng động, không chú ý thực hiện bất kỳ hoạt động gì theo yêu cầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập, cha mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...