Giáo sư Ji Mi Jeong thuộc Khoa Mắt tại Bệnh viện Gil, Đại học Gachon cho biết "Khi chọn kính râm, bạn phải chọn sản phẩm có chức năng chống tia UV".

Nếu tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể gây viêm giác mạc, đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng võng mạc khi thủy tinh thể hấp thụ tia cực tím. Trong trường hợp nghiêm trọng, các vấn đề như tổn thương giác mạc cũng có thể xảy ra.

Ảnh minh họa: Internet

Tất nhiên, cơ thể chúng ta có một thiết bị an toàn để ngăn chặn các tia UV có hại cho mắt. Khi lượng ánh sáng lớn, đồng tử sẽ nhỏ lại do hoạt động của cơ vòng mống mắt, làm giảm lượng ánh sáng vào mắt. Kích thước giảm của đồng tử tăng trở lại khi đến nơi tối, làm tăng lượng ánh sáng đi vào mắt.

Tuy nhiên, đeo kính râm không có tác dụng chống tia cực tím cho mục đích thời trang sẽ làm tăng nguy cơ gia tăng các bệnh về mắt. Điều này là do nếu bạn đeo kính râm tối màu không có lớp bảo vệ khỏi tia UV, đồng tử của bạn sẽ lớn hơn và tia UV đi vào nhiều hơn. Trong trường hợp này, thủy tinh thể hoặc võng mạc có thể bị tổn thương.

Đặc biệt, khi ánh nắng mạnh, chỉ số UV cao nên lượng tia UV đi vào vùng đồng tử bị giãn rộng càng nhiều. Bạn cũng nên đeo kính râm vì một số tia UV có thể chiếu tới mặt đất ngay cả trong những ngày mưa.

Giáo sư Ji nói rằng "Khi đeo kính râm bạn nhất định phải kiểm tra xem chiếc kính đó có chức năng chống tia cực tím 'Sun Protection factor (SPF)' hay không.

(Theo Kormedi)