Đứt tay trong khi nấu ăn là tai nạn thường gặp ở các chị em nội trợ. Tuy chỉ là vết thương nhỏ nhưng nếu không biết cách xử lý hay cầm máu, nó có thể bị nhiễm trùng.

Đứt tay là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Cách tốt nhất để cầm máu khi đứt tay là dùng bông gòn y tế ấn vào vết thương và giữ chặt trong vòng 2 phút. Trong trường hợp không có bông gòn y tế, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu ngay trong nhà bếp để cầm máu vết thương.

Cách cầm máu nhanh, đơn giản khi đứt tay ngay tại nhà

Bột nghệ

Bột nghệ không chỉ là một loại gia vị giúp cho các món ăn thêm thơm ngon mà còn có khả năng cầm máu nhanh.

Bột nghệ là một trong những cách cầm máu nhanh chóng và an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt, cầm máu nhanh chóng từ đó giúp vết thương mau lành và hạn chế hình thành sẹo hiệu quả.

Sau khi rửa sạch vết thương dưới vòi nước, bạn hãy nhanh chóng đắp bột nghệ lên vết thương khoảng 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, máu sẽ đông lại ngay lập tức. 

Muối

Mặc dù dùng muối rắc lên vết thương hở sẽ rất rát nhưng chỉ cần chịu đựng một chút bạn sẽ thấy máu không còn chảy nữa. Ngoài ra, muối còn có tác dụng sát khuẩn giúp vết thương không nhiễm trùng.

Đá

Một cục nước đá có thể cầm máu vết thương ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet

Đè một viên nước đá lên vết thương hở không chỉ giúp cầm máu mà còn có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng. Hơi lạnh của nước đá sẽ làm se khít các tế bào da, giúp miệng vết thương co lại và máu nhanh đông hơn.

Bột cà phê

Cũng như bột nghệ, bột cà phê cũng có tác dụng cầm máu nhanh chóng và an toàn. Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), bột cà phê có tác dụng làm se và đóng miệng vết thương từ đó giúp máu cầm nhanh chóng.

Trà

Nếu bạn có thói quen sử dụng trà gói hoặc trà khô thì hãy tận dụng chúng khi bị vết thương hở nhẹ như đứt tay, trầy xước... Chỉ cần nhúng một túi trà vào nước lạnh, đặt và nhấn nhẹ nhàng lên vết cắt hay vết thương hở trong 30 giây hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Cách này sẽ giúp máu ngưng chảy và hình thành các cục máu đông.

Trà có tác dụng cầm máu vô cùng hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Những cách cầm máu nhanh ở trên, bạn chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ, không quá sâu như đứt tay hay trầy xước. Còn đối với những vết thương lớn, máu chảy nhiều bạn phải cầm máu bằng các vật dụng y tế và nhanh chóng đến bệnh viện.