Không thể nổ tung khi đi máy bay, đây mới là hai biến chứng của nâng ngực
Khó có thể nổ được túi ngực
Mới đây, câu chuyện của một nữ hành khách đang đi trên máy bay từ TP.HCM về TP.Vinh, Nghệ An đã bị tai biến chảy máu ở ngực do nâng ngực. Ngay lập tức, thông tin về hành khách này bị nổ túi ngực khi đi máy bay nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Nhiều người lo lắng cho rằng việc đặt túi ngực có thể khiến họ có nguy cơ bị nổ khi đi máy bay.
Đây không phải lần đầu tiên, trước đó năm 2018, nữ ca sĩ Ivy Trần cũng phải nhập viện do đau tức ở vùng ngực đã đặt túi trước đó khi đi máy bay từ Đài Loan về Hà Nội. Ngay sau đó, nữ ca sĩ đã phải tháo túi ngực vì nghi ngờ bị vỡ túi ngực.
TS BS Phạm Thị Việt Dung, Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết khi nghe thông tin về nữ hành khách bị nổ túi ngực khi đi máy bay, rất nhiều bệnh nhân, khách hàng của bác sĩ Dung cũng lo lắng.
Về phần mình, TS Dung khẳng định trường hợp nổ là không bao giờ xảy ra. TS Dung cho biết không biết trường hợp khách hàng mổ đặt túi bao lâu. Trường hợp này nếu mới mổ trong vài ngày, thậm chí một tuần thì nguy cơ chảy máu thậm chí chảy máu ồ ạt ra ngoài vết mổ là có thể xảy ra.
Nguyên nhân thường do bật các chỗ đốt cầm máu ở các mạch máu lớn ở tuyến vú hay ở dưới da.
Còn việc nổ túi ngực do chênh lệch áp suất, TS Dung cho rằng hiện nay các loại túi độn ngực đang được sử dụng được cấu tạo bởi vỏ là chất liệu tổng hợp dẻo, dai và bền, bên trong chứa silicon dạng gel, rất bền với áp suất. Bình thường túi độn ngực có thể để ô tô chèn qua mà không vỡ.
Nếu không có lỗi kỹ thuật thì túi chỉ vỡ khi có áp lực mạnh sau khi bị vật sắc nhọn đâm thủng trong quá trình thao tác kỹ thuật, do tai nạn, hoặc do thời gian mài mòn ở những chỗ gấp của vỏ túi và túi vỡ dưới dạng từ từ rò rỉ silicon gel ra khoang quanh túi chứ không phải nổ tung tóe, xé vỡ cả da và tuyến làm chảy máu lênh láng như mọi người tưởng tượng.
Việc thủng vỡ túi diễn ra từ từ, không phải là trường hợp tối cấp cứu phải hạ cánh máy bay. Lo ngại áp suất mạnh trên máy bay nếu tác động gây vỡ được túi ngực, bác sĩ Dung cho rằng trước khi nổ túi ngực thì áp suất này đã gây tổn thương cơ quan bộ phận của cơ thể trước.
Hai biến chứng khi nâng ngực
TS Nguyễn Huy Cảnh, Phó chủ nhiệm khoa Y học thực nghiệm Bệnh viện trung ương quân đội 108, cho biết trong nâng ngực, các biến chứng xảy ra sau nâng ngực không quá nghiêm trọng. Trường hợp chảy máu sau nâng ngực thì cũng không quá nguy hiểm như các bộ phận khác.
TS Cảnh cho biết hiện nay, các biến chứng ghi nhận sau nâng ngực thường gặp là biến chứng sau nâng ngực. Hai biến chứng được gọi là biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm là biến chứng gặp ngay sau mổ. Người bệnh có thể bị chảy máu, nhiễm trùng khoang đặt túi, thủng túi do vật sắc nhọn đâm vào trong quá trình phẫu thuật.
Biến chứng thứ hai: Xảy ra muộn sau nâng ngực từ 6 tháng tới 1 năm. Biến chứng này chủ yếu do co bao xơ.
TS Cảnh cho biết nguyên nhân co bao là do phản ứng của cơ thể với chất lạ. Khi đưa chất lạ vào, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để cô lập dị vật, nên tạo ra bao xơ bao quanh túi.
Trường hợp bao xơ dày lên sẽ gây co kéo túi ngực khiến cho túi ngực bị chèn ép làm cho túi ngực bị méo mó, cảm giác cứng và đau. Biến chứng này xảy ra trong năm đầu, từ năm thứ 2 trở đi mà không bị thì không lo ngại biến chứng khác.
Bác sĩ Cảnh cho biết túi ngực không thể vỡ tung. Khi co bao xơ túi ngực bị chèn ép có thể tạo ra các nếp gấp và theo thời gian các nếp gấp này mòn tạo ra hiện tượng rò gel. Biến chứng này gặp từ 0,88 – 1,2% các ca nâng ngực. Biến chứng này cũng không gây đau đớn hay chảy máu ồ ạt khiến người mang túi ngực cảm giác nổ tung như nhiều người nghĩ.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại túi không đạt chất lượng, trôi nổi có thể nhập lậu từ Trung Quốc chất lượng không rõ ràng, không được kiểm chứng thì nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn. TS Cảnh cho biết các túi silicon trôi nổi thì rất khó kiểm soát. Chính vì thế, chị em có nhu cầu nâng ngực cải thiện vòng 1 cần có tìm hiểu kỹ càng và nên chọn các cơ sở uy tín để thực hiện.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....