Không phải cứ chậm kinh là "dính" bầu, có thể vì những nguyên nhân này!
Kinh nguyệt "đi vắng" là một trong những dấu hiệu có thai chính xác và dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên trên thực tế, chị em có thể bị trễ kinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng kinh nguyệt là chiếc gương phản ánh sức khỏe của phụ nữ. Điều đó cho thấy, các vấn đề của kinh nguyệt (trong đó có chậm kinh) có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe của của cơ quan sinh sản và toàn bộ cơ thể. Dưới đây là những nguyên nhân chậm kinh mà không phải do có thai.
1. Kinh nguyệt không đều do tuổi tác
Khi mới bước vào giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt của bạn có thể chưa đều, vòng kinh dài ngắn không ổn định. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ được khắc phục. Ở những phụ nữ ngoài 45 tuổi, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, việc bị trễ kinh cũng dễ xảy ra.
2. Stress
Làm việc căng thẳng, gặp sang chấn tâm lý, phải đối diện với nhiều tác động tâm lý tiêu cực lo lắng buồn phiền triền miên (stress), thay đổi môi trường sống đột ngột… cũng khiến có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và kinh nguyệt bất thường. Sự căng thẳng có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụn, thậm chí vô kinh. Điều này có hại cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của phụ nữ.
3. Tập luyện thể thao, ăn kiêng
Chế độ ăn và tập luyện thể thao của mỗi người cũng có ảnh hưởng tới tình trạng kinh nguyệt. Việc ăn uống kiêng khem quá mức hay ăn không điều độ: khi quá nhiều, lúc lại bị đói lâu, ăn uống thiếu chất đạm và thiếu vitamin… cũng khiến kinh nguyệt không ổn định. Chị em lao động nặng nhọc hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, quá sức dễ gặp những bất ổn về kinh nguyệt.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Nếu đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh dài ngày (thuốc nội tiết tố, thuốc chống đông máu, thuốc giảm cân, hoặc các loại thuốc chống rối loạn đông máu, an thần...) hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng như thuốc tránh thai hàng ngàọ, chị em cũng có thể sẽ gặp phải trường hợp kinh nguyệt đến trễ.
5. Uống rượu, hút thuốc
Một nghiên cứu của Nhật Bản năm 2012 phụ nữ uống rượu quá mức sẽ bị rối loạn kinh nguyệt và ít trứng dự trữ hơn đáng kể so với những người khác. Tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh trong tương lai.
Cùng với đó thì hút thuốc và sử dụng các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.
6. Tuyến giáp bất thường
Những chị em đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dễ gặp nhất là chậm kinh.
7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là sự mất cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron, testosteron gây hạn chế rụng trứng. Trường hợp phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng ngày càng nhiều và với những mức độ khác nhau. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc có nhưng không đều đặn.
Theo các chuyên gia, chậm kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất kinh và vô sinh ở nữ giới. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm, tốt nhất chị em nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời.
9 nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm dùng...
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...