Khi mang bầu, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong chờ từng cú đá, đạp, chuyển động của con. Tuy có đau, có mệt nhưng đó lại là phương tiện giao tiếp tuyệt vời giữa hai mẹ con và cũng là dấu hiệu con đang phát triển khỏe mạnh. 

Vậy nhưng mẹ có bao giờ thắc mắc cú đá của con có thể mạnh đến mức nào? Liệu có khi nào con đá thủng tử cung mẹ hay không? 

 Gần đây, các nhà nghiên cứu tại đại học Hoàng gia London (Anh) đã tiến hành phân tích sức mạnh cú đá của thai nhi trong bụng 20 mẹ bầu ở các thời điểm 10, 25, 30 và 35 tuần. 

Sức mạnh cú đá của các bé sẽ được xác định bằng cách kiểm tra mô hình xương chân bào thai thông qua chụp MRI ở các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ. 

Kết quả cho thấy, một thai nhi khỏe mạnh thì cú đá có sức nặng trung bình khoảng 4,76kg (tương đương 47N). Đặc biệt, bé càng lớn thì cú đá sẽ nhẹ bớt đi. 

Cú đá của bé có thể khiến bụng mẹ méo xẹo. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, khi 20 tuần, sức nặng cú đá khoảng 2,95kg nhưng đến 38 tuần thì con số này giảm xuống chỉ còn 1,72kg. Các nhà nghiên cứu cho rằng lý do là vì bé càng lớn thì càng có ít không gian để di chuyển trong bụng mẹ. 

Theo các nghiên cứu trước đây, những cú đá của thai nhi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các khớp xương, cơ và hệ thần kinh. Lý do được cho là do lực đá sẽ tạo ra áp lực kích thích sự phát triển mô xương. Những bé đạp ít có thể bị hội chứng viêm xương khớp, xương có hàm lượng khoảng thấp hoặc hộp sọ có bất thường. 

Đã có trường hợp bé đạp vỡ tử cung mẹ. (Ảnh minh họa)

Mẹ bắt đầu có thể cảm thấy bé đạp từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ. Lúc này, mẹ nên tập đếm cử động thai nhi để theo dõi tình hình thai nhi. Khi bé đột nhiên đạp ít hoặc ngừng đạp hẳn, mẹ cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng bất chắc.