Khi nào trẻ sơ sinh có thể uống nước?
Khi thời tiết nắng nóng, bạn có thể tự hỏi liệu có an toàn khi cho em bé 6 tháng tuổi của mình uống nước hay không. Mặc dù bạn có thể biết khi nào nên bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé, thông tin về lượng nước tiêu thụ có thể không được nhiều người biết đến.
Vậy khi nào trẻ có thể uống nước? Thời điểm thích hợp phụ thuộc vào độ tuổi, các hoạt động khác nhau và lượng thức ăn của trẻ. Ngoài ra, điều quan trọng là bắt đầu cho trẻ uống nước với số lượng nhỏ để tránh bất kỳ sự khó chịu nào.
Điều gì xảy ra khi trẻ sơ sinh bắt đầu uống nước?
Theo tạp chí Mom Junction, khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước với lượng nhỏ. Đây là thời điểm bạn bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn đặc và cũng là lúc trẻ năng động hơn. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn canh lỏng, soup trong nhưng không phải soda hoặc đồ uống có đường khác.
Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ uống với lượng nhỏ vì nếu uống quá nhiều, trẻ sơ sinh có thể bị khó chịu ở bụng và các tình trạng bệnh lý khác.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ không cần cho uống thêm nước ngay cả trong ngày nắng nóng, miễn là trẻ đang bú mẹ. Trẻ có thể bú mẹ thường xuyên hơn bình thường, nhưng cho đến 6 tháng tuổi, việc bú mẹ hoàn toàn được ưu tiên hơn.
Nếu bạn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước, một số vấn đề có thể xảy ra, bao gồm:
- Ảnh hưởng sự hấp thụ chất dinh dưỡng: Nước cung cấp cho trẻ lượng calo rỗng và có thể ảnh hưởng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Sữa mẹ hoặc sữa công thức có đủ nước, vì vậy, uống thêm nước lọc có thể dẫn đến thừa nước, khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn. Điều này có nguy cơ làm tăng nồng độ bilirubin, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngộ độc nước: Uống quá nhiều nước có thể khiến trẻ bị ngộ độc nước, do đó làm loãng chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này dẫn đến co giật và giảm nhiệt độ cơ thể.
- Mất nước: Theo các nhà nghiên cứu tại Johns Hopkins Medicine (Mỹ), không nên cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi uống nước vì thận của trẻ chưa phát triển để đào thải natri cùng với lượng nước dư thừa hiệu quả. Nước dư thừa có thể kích thích thận đào thải natri và chất điện giải gây mất nước.
- Không muốn bú sữa mẹ: Bụng bé đầy nước và trẻ sẽ không muốn bú sữa mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ bỏ lỡ liều lượng chất dinh dưỡng hàng ngày.
Lượng nước cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Nước cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
Khi bạn bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi, lượng sữa bé bú giảm từ 740-890 ml xuống còn 415-740 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào loại thức ăn đặc mà bạn cho ăn và tần suất trẻ ăn. Cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé có thể không cần nhiều hơn 60-120 ml nước mỗi ngày.
Nếu trẻ rất hiếu động, thỉnh thoảng bạn có thể cho con uống thêm một ít nước.
Nước cho trẻ trên 12 tháng tuổi
Khi bé một tuổi, lượng sữa giảm xuống còn 470 ml mỗi ngày. Thời điểm này, trẻ đã có thể làm quen với nhiều loại thực phẩm và thiết lập thói quen ăn 3 bữa bình thường. Do đó, với việc giảm tiêu thụ sữa, ăn nhiều thức ăn đa dạng và tăng cường hoạt động, nhu cầu về nước của con sẽ tăng lên tự nhiên.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trẻ mới biết đi cần khoảng 1,3 lít nước mỗi ngày. Nó bao gồm nước từ sữa, thực phẩm và các nguồn khác. Hydrate hóa thích hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng đi tiêu và bổ sung chất lỏng bị mất.
Một số biện pháp bổ sung để giúp bé đủ nước
Bạn có thể làm một số điều để trẻ thích thú hơn với việc uống nước:
- Cho bé uống thường xuyên với số lượng ít suốt cả ngày.
- Sử dụng cốc nhiều màu sắc và ống hút có hình dạng khác nhau để bé hào hứng với việc uống nước.
- Xem xét các điều kiện thời tiết và hoạt động. Cung cấp đủ nước trong thời gian trẻ hoạt động và trong thời tiết nóng. Cho trẻ uống ít nhất 120 ml mỗi 20 phút.
- Cho trẻ thêm thức ăn nhiều nước như súp hoặc trái cây như cam, dưa hấu và nho. Tạo thêm hương vị với chanh hoặc dưa chuột.
- Thay thế lượng chất lỏng bị mất bằng cách cho bé uống sữa công thức, sữa mẹ hoặc dung dịch bù nước. Tuy nhiên, đừng cho trẻ uống nước lã để bù nước cho cơ thể.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.