Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Bởi thời gian này, trẻ đã nhận được một lượng nước nất định thông qua việc bú sữa mẹ hoặc là sữa công thức.

Khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là tốt nhất?

Từ 6 tháng tuổi trở lên, khi trẻ bắt đầu mọc răng thì cần phải bổ sung thêm nước. Bởi thời điểm này trẻ cần được cung cấp Fluoride để hỗ trợ cho việc mọc răng. Việc cho trẻ uống nước một trong những cách giúp cho bé đáp ứng được nhu cầu cung cấp chất Flouride này. Đồng thời, mẹ vẫn cần phải cho trẻ bú đều để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống.

Khi trẻ sơ sinh mọc răng thì có thể cho bé uống nước. Ảnh internet

Do đó, khi trẻ chưa được 6 tháng tuổi, nếu mẹ cảm thấy bé khát thì cũng đừng nên cho uống nước, dù là nước lọc, nước cam, nuốc mía hay bất kì loại nước trái cây nào. Mà chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ, đã có thể bổ sung cho bé lượng nước cần thiết.

Mẹ hãy cho bé bú nhiều để kích thích cơ thể tiết ra càng nhiều sữa, điều này giúp con yêu nhận được nhiều nước và năng lượng hơn mỗi ngày. Hơn nữa, cho con bú không chỉ đơn giản là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ mà còn là một loại vacxin mạnh để giúp bé có hệ miễn dịch tốt, chống chọi hiệu quả với mọi bệnh tật trong vòng 6 tháng đầu.

Tác hại của việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước

Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước vì nguồn sữa mẹ đã cung cấp đủ nước cho trẻ. Ảnh internet

Cho trẻ uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường. Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể làm gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Bởi kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc cho bé uống thêm nước hoặc các thức uống khác ngoài sữa mẹ, dù chỉ một lượng nhỏ cũng sẽ khiến bé cảm thấy no. Điều này khiến cho bé không chịu bú, lượng chất dinh dưỡng nạp vào và hấp thu cũng giảm dẫn tới tính trạng trẻ bị sụt cân. Đặc biệt nguy hiểm nếu như bạn cho con uống nước đường trong tuần đầu sau sinh sẽ làm bé sút cân trầm trọng và dễ mắc các bệnh tật về sau.

Như các mẹ đã biết, khi mới sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ rất yếu. Nếu nguồn nước cho trẻ uống không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra bệnh tiêu chảy, không đưa đến viện kịp thời có thể sẽ bị tử vong. Vì thế, trong tháng 6 tháng đầu tiên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là đảm bảo an toàn nhất. Bởi trong, các nghiên cứu khoa học đều khẳng định rằng sữa mẹ có đầy đủ tất cả lượng carbohydrate, protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đồng thời, sữa mẹ cũng chứa các kháng thể để giúp hệ miễn dịch còn non nớt và dễ bị tổn thương của bé chống lại sự xâm nhập của các bệnh tật, viêm nhiễm như viêm phổi và tiêu chảy. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng giúp hình thành mối liên kết tình cảm thiêng liêng tình mẫu tử, hỗ trợ bé phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần.

Nếu mẹ nào ít sữa, phải cho con bú bằng sữa công thức thì cần phải lưu ý không nên pha loãng để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa bột vì điều này khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể. Khi pha loãng sữa, có nghĩa là bé phải hấp thụ lượng nước nhiều, sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, thoát ra bên ngoài vì thận của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của não.

Trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật nếu cho trẻ uống nước sớm chưa đủ 6 tháng tuổi. Ảnh internet

Vì thế, các mẹ không nên chủ quan, dù chỉ là việc nhỏ nhặt như khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước cũng phải tìm hiểu thật kỹ, để bảo vệ con yêu toàn diện, để có thể làm tốt thiên chức làm mẹ.