Khắc phục chứng phù chân ở bà bầu: Cách làm đơn giản nhưng không phải chị em nào cũng biết
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân
Theo thống kê, có đến 90% bà bầu bị bệnh phù chân, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân:
- Lượng máu bơm về chân giảm: Thời kỳ bầu bí, nhiều chị em phải đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch chân khiến máu bị ứ trệ dẫn đến hiện tượng phù nề ở bà bầu.
- Quá trình máu lưu thông về tim bị cản trở: Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi trong 3 tháng cuối khiến vùng ổ bụng bị chèn ép, các tĩnh mạch vùng chậu tăng áp lực làm máu khó lưu thông về tim. Sự thay đổi nội tiết tố cũng tác động đến thành tĩnh mạch làm ứ trệ hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến quá trình máu chảy về tim. Ngoài ra, lượng máu về tim giảm còn do bà bầu làm việc nặng trong thời gian dài, thói quen ngồi bắt chéo chân, do bệnh béo phì hoặc táo bón.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Bà bầu ăn thực phẩm nhiều muối và caffein, ăn quá nhiều đạm dẫn đến lượng axit uric trong máu tăng cao.
Cách khắc phục chứng phù chân ở bà bầu
Để điều trị và khắc phục chứng phù chân của bà bầu, chị em cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học, duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để quá trình lưu thông máu thuận lợi, tránh hiện tượng phù nề, chị em cần tăng cường ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, không ăn thực phẩm đông lạnh, đồ hộp. Thay vào đó, các bác sĩ khuyến khích chị em ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi và kẽm.
Trong chế độ dinh dường hàng ngày, bà bầu nên ăn đủ chất theo nguyên tắc:
- Đảm bảo lượng đạm cung cấp đủ cho cơ thể mẹ và thai nhi. Tăng cường ăn các thực phẩm giàu protein như: Thịt, cá, trứng, tôm, trứng, sữa, thực phẩm động vật và các loại đậu…
- Ăn nhiều rau xanh (cải bắp, đậu lăng, rau bina…).
- Bổ sung nhiều loại trái cây như: Táo, đu đủ, ổi….
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin E như: Rau bina, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.
Tạo thói quen sống lành mạnh
Việc duy trì thói quen sống lành mạnh không chỉ giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mà còn khắc phục hiệu quả hiện tượng phù chân. Theo đó, bà bầu cần ghi nhớ những lưu ý sau:
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Trong thời gian làm việc, bà bầu nên dành thời gian đứng lên đi lại để máu dễ lưu thông khắp cơ thể.
- Duy trì thói quen tập thể dục, tập yoga trong thời kỳ bầu bí để cơ thể bà bầu dẻo dai, hệ tuần hoàn làm việc hiệu quả, lượng máu bơm về tim và lưu thông xuống chân được gia tăng.
- Trong việc chọn lựa trang phục hàng ngày, chị em nên chọn trang phục thoáng mát, độ co giãn tốt; Chọn size giày dép phù hợp, có thể rộng hơn với độ cao vừa phải (1cm – 3cm).
- Uống nhiều nước hàng ngày. Ngoài ra, chị em có thế uống bổ sung nước lúa mạch giúp lợi tiểu, giảm tình trạng chân phù nề.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm kết hợp massage chân.
- Ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng mát ở nhiệt độ thường cũng giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng phù nề trong thời gian mang thai 3 tháng cuối.
Phù chân là hội chứng thường gặp ở bà bầu. Chỉ cần tạo thói quen tốt và sinh hoạt điều độ, chứng phù nề sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu mắc chứng phù nề trong thời gian dài kèm thêm dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, choáng váng… bà bầu cần đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Hiện tượng này có thể là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.