Xài chiêu “Tăng xin –giảm mua-tích cực tiết kiệm”

Vợ chồng chị Trang đều là dân tỉnh lẻ, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Bách Khoa, chị xin làm kế toán ở một công ty tư nhân, chồng chị sau khi học nghề cũng xin làm nhân viên kinh doanh chuyên cung cấp linh kiện ô tô, cùng công ty với vợ.

Chị Trang cùng con gái đang học lớp 1.

Từ khi đi làm đến nay đã gần 10 năm, thu nhập của anh chỉ cán mốc con số 7 triệu đồng/tháng. Chị làm kế toán thu nhập có phần khấm khá hơn, 8 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng trẻ lương 15 triệu đồng, sau 5 năm mua được nhà là kế hoạch chúng tôi đã dự định sẵn”, chị Trang chia sẻ.

Sau khi cưới không lâu chị có em bé.

Mặc dù kế hoạch mua nhà vẫn đặt hàng đầu, nhưng với con mọi thứ phải ưu tiên sử dụng sản phẩm chất lượng. Quần áo của em bé, chị sẽ tận dụng đồ cũ từ mấy cháu nhỏ nhà người thân cho: “Trẻ con lớn rất nhanh, nên tôi không sắm quá nhiều quần áo, thậm chí những loại đẹp và đắt tiền chỉ cần mua 2-3 cái cho con mặc trong những lần đi chơi hay dự tiệc là được. Mấy đứa cháu chỉ lớn nhỉnh hơn bé nhà tôi 1, 2 tuổi. Vì vậy, tôi tận dụng triệt để. Suốt thời gian này hai vợ chồng gần như không sắm thêm quần áo mới cho bản thân” - chị chia sẻ.

Mỗi lần đi siêu thị, chị Trang thường ưu tiên những sản phẩm có kèm hàng khuyến mãi. Dành nhiều thời gian tìm ra sản phẩm nào ưu đãi nhất và phù hợp với gia đình mình. Đứng trước một sản phẩm, chị luôn cân nhắc mức độ cần thiết của nó “Nếu không kiểm soát được chi tiêu sẽ là rào cản lớn khiến kế hoạch vợ chồng trẻ lương 15 triệu đồng, sau 5 năm mua được nhà ngày càng xa vời”.

Từ bỉm, sữa cho bé đến các đồ sinh hoạt hàng ngày đều được tính chi li từng đồng.

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp khoản tiền tiết kiệm được tăng thêm, đó là cách chị Trang kêu gọi sự trợ giúp gia đình nhà ngoại. Từ gạo, trứng, thịt, rau… tất cả đều được bố mẹ từ quê gửi lên theo đường xe khách.

“Ở nhà cái gì cũng có, ở Thủ đô cái gì cũng phải mua kể từ quả ớt đến nhánh hành. Nên chẳng tội gì không tận dụng nguồn từ “nhà sản xuất”, vừa rẻ vừa an tòan. Đối với các cụ ở quê, việc gửi đồ lên cho con trở thành thói quen, niềm vui với họ. Lâu lâu thấy các con không về, các cụ lại gọi điện giục hoặc thấy ai từ quê lên sẽ gửi đồ và thông báo cho vợ chồng tôi ra lấy. Nhà vừa trồng được luống rau vừa đến điểm thu hoạch hoặc đã gom được đôi, ba chục trứng gà ta cho cháu nấu bột…”, chị Trang cười kể lại.

“Chọn mặt gửi vàng”

Những cuốn sổ tiết kiệm sẽ được chị Trang ưu tiên gửi ở những ngân hàng có lãi suất cao. Để kế hoạch mua được nhà đến nhanh hơn, ngoài việc lãi suất cao, chị Trang tính toán rất kỹ từ những khoản khác như ưu tiên ngân hàng có biểu phí thấp và nằm trong mạng lưới liên kết với nhiều ngân hàng và đối tác dịch vụ phổ biến. Giảm được một phần phí ngân hàng cộng thêm số tiền tiết kiệm từ các ưu đãi liên kết.

Căn nhà vợ chồng chị mua được sau 5 năm tiết kiệm.

Khoản tiết kiệm lớn là những cuốn sổ tiết kiệm, khoản tiết kiệm nhỏ là từ những đồng tiền thừa sau khi đi chợ mỗi ngày. Trong nhà luôn tồn tại một khoản dự phòng bất chắc lúc con ốm đau.

“Nếu đã tiết kiệm được 9 triệu, thay vì đợi đến khi có lương mới thêm vào cho đủ 10 triệu để mang mang gửi tiết kiệm thì tôi sẽ trích thêm 1 triệu từ tiền của công ty cho đủ 1 khoản gửi tiết kiệm, sau đó bù trả trong tháng lương tiếp theo”, chị nói.

Quãng thời gian này, để thực hiện được mục tiêu, tất cả những khoản biếu bố mẹ hai bên đều phải hạn chế đến mức tối đa.

Tiết kiệm từ những khoản nhỏ nhất đã giúp đôi vợ chồng trẻ lương 15 triệu đồng, sau 5 năm mua được nhà rộng gần 70m2. Hiện giờ gia đình chị Trang đã chi tiêu thoải mái hơn, việc đầu tư cho con học tập và tham gia các khó học năng khiếu cũng được gia đình quan tâm.