Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh mạn tính gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường, số ca mắc hiện nay khoảng 3 triệu người và hơn 60% bệnh nhân chưa được phát hiện tiểu đường.

Tiểu đường hay còn gọi là "đái tháo đường" là một bệnh mạn tính gây ra các biến chứng nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Mâm cơm hàng ngày là một trong những thủ phạm gây ra bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường. Trong đó, bữa cơm hàng ngày của người Việt với quá nhiều tinh bột và chất béo bão hòa khiến khả năng mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm chứa tinh bột khác.

Đồng thời, người ăn ít nhất năm bữa gạo trắng mỗi tuần sẽ có thêm 17% nguy cơ mắc tiểu đường so với người ăn cùng con số trên trong vòng một tháng.

Bữa ăn với quá nhiều cơm trắng

Bữa cơm hàng ngày của người Việt có quá nhiều cơm trắng (gluxit) - nấu từ loại gạo đã được xay xát kỹ. Đây là loại thức ăn có chỉ số đường huyết cao.

Thông thường, tuyến tụy có vai trò sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Tuy nhiên, khi ăn cơm trắng, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tuy phải làm việc "vất vả" hơn. Nếu điều này xảy ra liên tục, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả gây hại cho thận, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Theo thói quen sinh hoạt, một người ăn ít nhất 2 chén cơm mỗi bữa chính. Trước đây, người Việt dù ăn cơm trắng nhiều nhưng họ phải lao động chân tay, hoạt động thể chất nhiều, tiêu hao năng lượng nên giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhưng hiện nay, cuộc sống hiện đại, mọi người chủ yếu làm việc văn phòng, ít lao động hơn nên khiến tình trạng bệnh tiểu đường type 2 tăng cao.

Bữa cơm hàng ngày của người Việt có quá nhiều cơm trắng (gluxit) - nấu từ loại gạo đã được xay xát kỹ - Ảnh minh họa: Internet

Bữa ăn nhiều món chiên, xào

Theo nhiều nghiên cứu, các món canh, kho, luộc, rau củ... trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay mâm cơm thường có nhiều món chiên, xào, thịt, hải sản cùng nhiều dầu mỡ. Bên cạnh tinh bột, một chế độ ăn thừa chất béo là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chất béo là một trong những nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến cho cơ thể bị thừa năng lượng gây ra béo phì và rối loạn chuyển hóa.

Đặc biệt, nếu ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng thêm rất nhiều lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến cho cơ thể bị thừa năng lượng gây ra béo phì và rối loạn chuyển hóa - Ảnh minh họa: Internet

Phòng bệnh tiểu đường qua mâm cơm hàng ngày

Tiểu đường là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo đó, nếu không kiểm soát và điều trị tiểu đường, người bệnh có thể bị hư hại các mạch máu nhỏ của tim, não, thận; giảm thị lực, mù lòa; mất thính giác; tê liệt tay, chân; thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, cách hữu hiệu nhất để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.

Theo đó, bữa ăn hàng ngày nên có nhiều các món ăn từ rau như: luộc, xào, nấu canh. Với các món xào, nên giảm lượng dầu mỡ và hạn chế nêm quá mặn hay quá ngọt. Đồng thời, bạn nên hạn chế các món chiên, xào cũng như thịt, hải sản để giảm lượng chất béo và đạm.

Đặc biệt, không nên ăn quá nhiều cơm trắng để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu ăn nhiều cơm, bạn phải hoạt động nhiều để đốt cháy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bạn nên sử dụng gạo lứt để giảm mức độ đáp ứng đường máu sau khi ăn. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt cao hơn gạo trắng và thực phẩm này còn có tác dụng giảm nguy cơ béo phì.

Ngoài ra, ở độ tuổi từ 20 trở đi, bạn nên đi nên khám sức khỏe, thử đường máu định kỳ và xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.

Bạn nên sử dụng gạo lứt để giảm mức độ đáp ứng đường máu sau khi ăn - Ảnh minh họa: Internet