Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ như là một để gia đình sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống thường nhật của người dân… vì vậy con cháu cũng nhân cơ hội này trở về quê để chung vui với cả nhà. Đây là phong tục lễ tết Á Đông gồm các nước như Việt Nam, Trung QUốc, Triều Tiên, Hàn Quốc,... gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. 

Ảnh minh họa: Internet
 
Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
 
Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
 
Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Ảnh minh họa: Internet
 
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
 
Vậy mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Thông thường, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5 âm lịch vẫn phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố sau vì chúng đều mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ này:
 
- Hương, hoa, vàng mã
 
- Nước, rượu nếp: Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì giết sâu bọ rất hiệu nghiệm. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.
 
- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...
 
Ảnh minh họa: Internet


Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ". Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. 
 
- Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio): Khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio cũng như các lễ vật cúng Tết đoan ngọ thường có tính hàn. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá.
 
- Xôi
 
- Chè 
 
Ngoài ra tùy từng địa phương thì mâm cỗ cúng sẽ có một vài điểm khác biệt như chè kê là món ăn đặc trưng của Huế, bánh khúc vùng Mường Khương, bánh ú lá tre miền Trung...