Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đúng cách để con có khởi đầu tốt đẹp
Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ tập thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tại thời điểm này, bé cảm nhận chủ yếu nhờ khướu giác. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên thường xuyên áp dụng phương pháp da kề da để bé phát triển tốt hơn.
Trong tuần đầu tiên này, cha mẹ có thể thấy bé hay giật mình, bé có thể bất ngờ nở nụ cười khi đang ngủ. Thỉnh thoảng, bé sẽ chuyển động cả hai tay và hai chân, nhịp thở không đều và có thể nhìn rõ trong khoảng cách dưới 20cm.
Để con có một khởi đầu hoàn hảo, những gợi ý dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuổi dễ dàng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi
Chăm sóc cuống rốn
Theo Verywellfamily, Nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm sạch rốn bé bằng cồn sau khi thay tã. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết cha mẹ không nên can thiệp bằng phương pháp này. Thay vào đó, cha mẹ chỉ cần vệ sinh cuống rốn bằng tăm bông và nước sôi để nguội. Cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng trong khoảng 1 tuần.
Thay tã cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tã hoặc bỉm để thường xuyên thay cho trẻ sơ sinh. Trong 6 - 12 giờ sau sinh đến 3 ngày tiếp theo, trẻ sẽ đi ngoài phân su với màu xanh đậm. Từ 5 – 7 ngày tuổi, trẻ sẽ đi đại tiện ít nhất 3 lần mỗi ngày. Phân trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn sẽ có màu vàng hoặc xanh.
Cắt móng tay
Móng tay của bé sau khi chào đời phát triển rất nhanh. Cha mẹ có thể cắt móng tay cho trẻ sơ sinh 1 tuần bằng dụng cụ chuyện dụng. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé mang bao tay để tránh hiện tượng bé vô ý cào trớt mặt.
Cho trẻ bú sữa
Trong tuần đầu tiên sau khi chào đời, cha mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu sau mỗi 1,5 – 3 giờ đồng hồ, đảm bảo tần suất cho con bú sữa từ 8 – 12 lần trong khoảng 24 giờ. Nếu trẻ ngủ liên tục hơn 3 giờ không chịu bú, cha mẹ nên đánh thức trẻ dậy. Từ từ cởi bỏ lớp quần áo bên ngoài và trò chuyện, trẻ sẽ thức dậy nhanh chóng.
Chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh
Thời gian ngủ chiếm gần như toàn bộ lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng chịu tuân thủ lịch trình ăn và ngủ của cha mẹ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:
- Không nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng giường với cha mẹ. Chỉ nên cho trẻ nằm trong nôi, cạnh giường cha mẹ để dễ quan sát.
- Luôn luôn để trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ (không nên cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp).
- Không nên để bất cứ đồ vật gì trong cũi nhằm hạn chế nguy cơ gây ngạt thở cho trẻ sơ sinh.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Khoảng 24 giờ sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B và vắc xin ngừa lao tại bệnh viện phụ sản. Sau 1 tháng, cha mẹ hãy cho trẻ tiêm chủng theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc các mũi tiêm dịch vụ với tiêu chí tiêm đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ sức khỏe tối đa.
Quan sát dấu hiệu vàng da
Một trong những mối quan tâm chủ yếu của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là kiểm tra con có bị vàng da hay không. Vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là vàng da sinh lý và sẽ biến mất trong tuần đầu tiên.
Cha mẹ có thể mang bé ra ánh sáng ban ngày, dùng tay ấn da mũi trẻ để quan sát mức độ vàng da. Nếu trẻ bị vàng da sớm kèm theo các dấu hiệu bú kém, sốt, lừ đừ, nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...