Rau, củ là loại thực phẩm thiết yếu hàng ngày, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Mỗi loại rau củ quả sẽ có một cách bảo quản không giống nhau và không phải ai cũng nắm rõ được cách bảo quản rau trong tủ lạnh.

Cất trữ rau củ quả trong tủ lạnh cả tuần mà vẫn đảm bảo được độ tươi ngon

Để bảo quản rau củ  trong tủ lạnh giữ được chất dinh dưỡng lâu nhất trong thời gian dài tuy không quá khó nhưng  không phải ai cũng nắm được. Đã có nhiều trường hợp rau quả bị héo úa và mất đi vị tươi ngon hoặc hư hỏng hoàn toàn.

I. Cách bảo quản rau trong tủ lạnh lâu nhất

1. Cắt bớt phần rau hư, dập trước khi cho vào tủ lạnh

Phần rau bị hư, dập sẽ gây sản sinh ra khí ethylene và dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến phần rau nguyên vẹn còn lại. Có thể còn gây lây lan sang những thực phẩm xung quanh.

Loại bỏ phần rau hư, dập trước khi cho vào tủ lạnh

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh được lâu đó là trước khi cho vào tủ lạnh, bạn chỉ cần loại bỏ những phần rau bị sâu, phần củ bị hư hỏng.

2. Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Rửa rau, củ sẽ dẫn đến gây mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và dẫn đến úng hay thối rữa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Không những vậy, còn làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu. Trước khi cho rau vào tủ lạnh, bạn cần rửa rau thật sạch, làm ráo nước hết mức có thể. 

Trước khi cho rau vào tủ lạnh, bạn cần rửa rau thật sạch, làm ráo nước hết mức có thể

 3. Không nên bảo quản chung các loại rau củ và trái cây

Rau xanh dễ hấp thụ khí ethylene được sản sinh ra bởi các loại trái cây. Dẫn đến dễ úa vàng, hư hỏng hoặc thay đổi mùi vị. Do đó, tốt nhất bạn nên bảo quản riêng cho từng loại rau, củ.

Bảo quản từng loại rau củ quả trong các túi, hộp nhựa chuyên dụng

Bảo quản từng loại rau củ quả trong các túi, hộp nhựa chuyên dụng là cách đảm bảo kín khí cũng như vệ sinh, an toàn. Bạn cũng có thể lót thêm một lớp khăn giấy để hút ẩm hiệu quả.

4. Dùng túi nilon

Độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Trong khi đó, phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95%.  Để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, bạn nên cho rau củ vào túi nilon. đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

Nên cho rau củ vào túi nilon

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi nilon với nấm rơm. Tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

5. Lưu ý thời gian bảo quản

Mỗi loại rau quả sẽ có thời gian bảo quản không giống nhau và còn phụ thuộc vào môi trường trong tủ lạnh.

Nên để rau, củ trong tủ lạnh với thời gian tối đa 3 hoặc 4 ngày. Để luôn có rau củ tươi ngon nhất để sử dụng, tốt hơn hết, bạn chỉ cần mua vừa đủ nhu cầu hàng ngày của mình.

Lưu ý thời gian bảo quản của thực phẩm

Nếu không sử dụng hết các loại củ, bạn nên cho vào trong bọc nilon đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 ngày nữa. Riêng với các loại củ su su, cà rốt, súp lơ, thời gian bảo quản trong tủ lạnh có thể tới 10 ngày.

6. Loại bỏ mùi khó chịu

Tủ lạnh thường có mùi khó chịu do các loại rau mùi như hành củ, hành lá,… Để khử mùi hiệu quả, bạn chỉ cần cho một hộp baking soda đã được mở nắp vào tủ lạnh.

Để khử mùi hiệu quả, bạn chỉ cần cho một hộp baking soda đã được mở nắp vào tủ lạnh

Cứ cách khoảng một tuần, các bạn lại lấy hộp này ra và gạt đi lớp bột nở phía trên.

7. Nhiệt độ thích hợp

Cài đặt nhiệt độ thích hợp cho ngăn mát tủ lạnh là việc mà bạn cần lưu ý ngay sau khi cho rau, củ vào tủ lạnh.

Với nhiệt độ quá thấp hoặc cao hơn mức này, rau củ đều nhanh bị hư hơn thông thường. Tốt nhất là chúng ta sẽ chỉnh nhiệt độ từ 3-9 độ C đối với rau, củ.

Cài đặt nhiệt độ thích hợp cho ngăn mát tủ lạnh

Để có hiệu quả bảo quản tốt nhất, bạn nên cho rau củ vào đúng ngăn riêng (thường ở vị trí dưới cùng của ngăn lạnh).

8. Lau dọn tủ lạnh thường xuyên

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên là cách để giữ môi trường sạch sẽ, thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn chéo tốt nhất. Bên cạnh đó, đây còn là cách để giảm bớt mùi khó chịu trong tủ lạnh, giúp những thực phẩm mới không bị ảnh hưởng.

Lau dọn tủ lạnh thường xuyên

2. Những điều cần lưu ý khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh

Không phải loại rau củ quả nào cũng có thể được bảo quản tốt trong tủ lạnh. Cần phân biệt 3 nhóm rau củ quả sau đây :

Nhóm 1: Những loại rau củ quả không nên bảo quản trong tủ lạnh

Nhiệt độ trong tủ lạnh có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của một số loại thực phẩm, bao gồm:

+ Tỏi: Bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến tỏi nhanh mọc mầm, mất đi hương vị tươi ngon.

+ Hành tây: Hành tây có tính hút ẩm cao, sẽ khiến những loại thực phẩm khác nhanh khô và bị hư.  Chỉ cần để hành tây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Tuyệt đối không nên cho hành tây đã lột vỏ vào tủ lạnh để bảo quản vì sẽ khiến tủ lạnh bị ám mùi hôi rất khó chịu.

+ Khoai tây: Nên bảo quản tránh ánh nắng cùng nơi ẩm ướt. Bọc trong túi giấy và treo nơi thoáng mát trong 10 ngày.

Không nên bảo quản một số loại rau củ quả trong tủ lạnh

+ Khoai lang: Không nên để khoai lang trong tủ lạnh. Chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, ở nơi khô ráo thoáng mát là đã có thể giữ được khoai lang trong 1 tuần.

+ Ớt đỏ: Ớt đỏ có hàm lượng nước, khi để lâu trong tủ lạnh sẽ dẫn đến xuất hiện các chấm đen, mềm nát, mất đi mùi vị ngon. Do đó, cách tốt nhất là để ở nơi thoáng mát và nên sử dụng nhanh.

Không nên bảo quản ớt đỏ trong tủ lạnh

+ Cà chua: Để cà chua chín trong tủ lạnh lâu sẽ dễ bị mềm nát, mùi vị không còn ngon nữa. Do đó, nên để ở nơi thoáng mát bên ngoài và tránh bảo quản trong tủ lạnh. Để đảm bảo cà chua tươi ngon nhất, tốt nhất là mua vừa đủ cà chua và dùng dần trong 1-2 ngày.

Nếu để cà chua xanh trong tủ lạnh sẽ chín chậm lại và hao hụt đi mùi vị đặc trưng. Với những loại rau củ quả mà, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

+ Đậu Hà Lan: Nên rửa sạch và cắt miếng, cho vào nồi nước đun sôi cùng một ít muối. Tiếp đó, vớt  đậu Hà Lan ra nhanh và cho vào thau nước đá thật lạnh trong vòng 2-3 phút rồi mới cho đậu vào ngăn mát. Với cách này đậu Hà Lan sẽ được bảo quản đến 2 hoặc 3 ngày.

Nhóm 2: Nên bỏ vào tủ lạnh những loại rau củ quả sau khi chín

Nhiệt độ lạnh sẽ khiến một loại rau quả tạm thời ngừng quá trình chín. Sau khi để rau củ ở nhiệt độ thường cho đến khi chín hoàn toàn, bạn cho vào tủ lạnh để bảo quản chúng được lâu hơn. Bao gồm: Quả bơ, Lê, Cà chua, Dưa, Đào, Mận, Chuối, Đu đủ, Xoài

Nhóm 3: Rau củ quả cần bảo quản lạnh ngay sau khi mua

Nên cho những loại rau củ quả này vào tủ lạnh ngay sau khi mua về. Bao gồm: Măng tây, Cần tây, Súp lơ xanh, Gừng, Nấm (nên bỏ vào túi giấy thay vì túi nilon sẽ giữ được lâu hơn), Cam, quýt, Táo, Atiso, Bắp cải, Cà rốt, Dưa leo, Cà tím, Đậu Hà Lan, Xà lách, Củ cải.

Những loại rau củ quả nên cho vào tủ lạnh ngay sau khi mua về

3. Quá trình bảo quản rau củ trong tủ lạnh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

+ Nhiệt độ

Tốc độ các quá trình sinh hóa trong thực phẩm bị tác động nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Ở mức nhiệt độ thấp, tốc độ phản ứng hô hấp trong rau củ quả sẽ chậm đi hơn. Đồng thời ức chế sự phát triển của các vi sinh vật hơn. Tế bào chất bị co lại hơn khi nhiệt độ thấp, giảm khả năng trao đổi chất.

+ Độ ẩm

Độ ẩm thấp sẽ dẫn đến sự tăng cường độ hô hấp và dẫn đến rau củ quả héo, mất nước. Vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công hơn do hoạt động trao đổi chất trong tế bào rau quả bị rối loạn, giảm sức đề kháng.

Ở mức độ ẩm cao, quá trình hô hấp và mất nước tuy hạn chế hơn nhưng lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Để hạn chế sự mất nước trong môi trường có độ ẩm thấp, bạn có thể sử dụng các loại màng bọc thực phẩm hay hộp kín đựng thực phẩm.

Quá trình bảo quản rau củ trong tủ lạnh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

+ Các yếu tố khác trong không khí

Thời gian bảo quản rau củ quả bị nhiều ảnh hưởng bởi khí oxy (O­2) hay cacbonic (CO­2). Với hàm lượng oxy cao, độ hô hấp sẽ tăng cường hơn.

Khi lượng oxy ở  dưới mức cho phép,  quá trình trao đổi chất ngưng lại hơn khiến rau quả bị hư. Thời gian bảo quản tăng khi hàm lượng khí CO2 cao bởi nó giúp ức chế cường độ hô hấp và làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật.

Quá trình chín tự nhiên ở thực vật còn bị tác động bởi khí  ethylene (C2H­4) – một khí không màu, không vị và không độc. Đây là khí được hình thành nội sinh với hàm lượng khác nhau trong giai đoạn chín của từng loại rau củ quả.

Trái cây là thực phẩm tạo ra khí ethylene nhiều nhất, bao gồm: Táo, Đu đủ, Chuối, Bơ, Cà chua, Rau quả bị dập

Rau xanh là thực phẩm nhạy khí hay hấp thụ khí. Bao gồm: Rau diếp, Bông cải xanh, Chanh, Cà rốt, Đậu, Dưa chuột, Cà tím, Đậu Hà Lan, Ớt, Khoai tây.

Do đó, cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu nhất đó là  cần phân loại và bảo quản riêng biệt các nhóm tạo khí hay hấp thụ khí.

4. Quá trình bảo quản rau củ quả thường gặp những hiện tượng gì?

Quá trình bảo quản nhằm mục đích chính đó là làm chậm quá trình “lão hóa” của rau củ quả. Do hiện tượng chín và nhiễm vi khuẩn, chất lượng và hàm lượng dưỡng chất trong các loại rau củ quả sẽ giảm dần đi.

+ Hiện tượng chín

Sau khi thu hái, các loại rau củ quả hay trái cây đều tiếp tục “hô hấp”. Đây là quá trình sinh hóa sẽ giúp chuyển hóa đường và oxy thành carbonic, nước và nhiệt. Quá trình hô hấp với cường độ cao sau thu hoạch là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chín dần của rau củ quả.

Kìm hãm hoạt động hô hấp này sẽ làm chậm tốc độ chín hay nảy mầm của rau củ. Khi kéo dài thời gian bảo quản hơn. một số thực phẩm như khoai tây sẽ  tiếp tục chu trình trao đổi chất dẫn đến nảy mầm và tạo nhiều độc tố,  gây mất giá trị dinh dưỡng và không an toàn cho sức khỏe.

Biết cách bảo quản rau củ quả sẽ giúp thời gian “biến đổi” được kéo dài hơn chứ không thể làm ngưng quá trình này.

+ Hiện tượng nhiễm nấm, vi khuẩn

Càng dự trữ lâu sẽ càng khiến rau củ quả dễ nhiễm vi sinh vật và dẫn đến thối rữa do nhiễm nấm hay vi khuẩn

Càng dự trữ lâu sẽ càng khiến rau củ quả dễ nhiễm vi sinh vật và dẫn đến thối rữa. Khi bị nhiễm nấm hay vi khuẩn, rau củ sẽ rất nhanh bị hư hỏng, thối rữa.

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu không quá khó, chỉ cần bạn nắm rõ được đặc điểm của từng loại rau, củ, quả và những nguyên tắc cơ bản trong quá trình bảo quản. Hy vọng những kiến thức vừa chia sẻ trên sẽ thật hữu ích với bạn đọc.