Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế: Chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
Tại báo cáo của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 11/8 về tình hình tiếp nhận và triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 Bộ Y tế cho biết, ngày 2/8 vừa qua, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã tổ chức họp về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi và chưa có khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phân bổ vaccine đến hết năm 2022 và kết hoạch sử dụng vaccine năm 2023. Trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine phòng COVID-19 của các địa phương, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện kế hoạch phân bổ vaccine đến hết năm 2022 và kế hoạch sử dụng năm 2023.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ địa phương triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả. Đồng thời Bộ cũng sẽ tiếp tục theo dõi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm triển khai của các quốc gia để đưa ra khuyến cáo và xác định nhu cầu vaccine tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi nếu đủ cơ sở và bằng chứng khoa học triển khai tiêm chủng.
Bộ Y tế cũng cho biết, đến ngày 11/8/2022, tổng số vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận là 253.071.094 liều, trong đó: vaccine cho người từ 12 tuổi trở lên là 234.636.494 liều; Vaccine cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 18.434.600 liều. Đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 162 đợt vaccine.
Tiến độ tiêm có xu hướng tăng trở lại trong thời gian gần đây. Trong tháng 7/2022, cả nước tiêm được 13,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tăng 2,1 triệu liều so với tháng 6/2022.
Trong 3 ngày từ 8-10/8/2022, số liều tiêm mỗi ngày tăng dần từ 170.000 liều lên 410.000 liều, trung bình tiêm được 320.000 liều/ngày. Các địa phương vẫn đang tích cực triển khai tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên và mũi 4 cho các đối tượng có chỉ định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo thông báo số 205/TB-VPCP ngày 15/7/2022 kết luận của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khuyến cáo dịch đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia, kể cả các quốc gia có hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, với sự xuất hiện của biến thể mới của Omicron (chủng BA.4 và BA.5).
Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu thời gian tới, các ngành, các cấp, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần phục hồi nhanh và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Ban chỉ đạo yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, linh hoạt, hiệu quả 3 trụ cột phòng, chống dịch (xét nghiệm, cách ly, điều trị); Công thức: 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành hướng dẫn cụ thể về thực hiện 2K và các thành tố khác.
Rà soát kế hoạch tiêm vaccine 6 tháng cuối năm 2022, xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi. Đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine mũi 3 và 4 cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!