Hiểu đúng về cách điều trị và phòng ngừa hạ đường huyết ở trẻ em
Điều trị thế nào cho thỏa đáng chứng hạ đường huyết ở trẻ em?
Không để trẻ mệt mỏi quá độ
Theo lý giải của các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor thì những trẻ mắc chứng hạ đường huyết vốn cũng được coi là một bệnh lý, không thể giống như những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì thế, người lớn càng phải đặc biệt cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Thời gian dành cho trẻ chơi đùa không nên quá lâu. Nguyên nhân là bởi một khi trẻ quá mệt mỏi sẽ khiến năng lượng tiêu hao càng nhanh, đường huyết tiếp tục bị giảm xuống nghiêm trọng, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của trẻ.
Không để trẻ vận động kịch liệt
Vận động thể chất mạnh mẽ sẽ tiêu hao một lượng lớn năng lượng và thể lực, đối với tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hoạt động mạnh nếu cộng với chứng hạ đường huyết rất dễ khiến trẻ bị choáng váng, nếu không được chữa trị kịp thời còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Hạn chế tối đa cho trẻ đi những chuyến đi dài
Đi xa đường dài dù là phương tiện vận chuyển nào cũng khiến con người khó tránh mệt mỏi, huống chi là cơ thể trẻ còn non yếu. Bên cạnh đó, vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi trên đường đi cũng không đảm bảo, càng tăng nặng tình trạng hạ đường huyết ở trẻ em.
Nếu thật sự phải ngồi xe đường dài, bố mẹ nên chuẩn bị chu đáo cho trẻ trước khi khởi hành, đặc biệt là thực phẩm thích hợp có thể mang theo để kịp thời bổ sung năng lượng cho trẻ. Ngoài ra, một số loại thuốc hỗ trợ giải quyết vấn đề hạ đường huyết cũng nên có sẵn theo chỉ định của bác sĩ.
Cố gắng cho trẻ ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng quy luật
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi điều trị hạ đường huyết ở trẻ em chính là vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ nên lập ra thực đơn dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp với thời gian biểu hợp lý để trẻ ăn uống khoa học, hỗ trợ kiểm soát tốt tình hình phát triển của bệnh.
Ngoài ra, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ cũng rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng, giúp hấp thu tốt dưỡng chất và hiệu quả điều trị chứng hạ đường huyết cũng tốt hơn.
Biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết ở trẻ em
Hạ đường huyết ở trẻ em gây ra không ít bất lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển tối ưu của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên cho trẻ khám định kỳ, một khi phát hiện vấn đề Insulin bị thiếu hụt thì nên bổ sung kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuy nhiên, nếu bạn tiêm Insulin tại nhà cho trẻ thì tốt nhất không để người có thị lực kém thực hiện. Sau khi tiêm Insulin thường quy thì khoảng 20 phút sau có thể cho trẻ ăn uống. Nhưng nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng có phản ứng nhanh với Insulin thì nên lập tức ăn uống ngay sau khi tiêm, hoặc có thể đổi thành tiêm sau bữa ăn.
Chú ý không để trẻ vận động khi bụng rỗng, hạn chế nguy cơ bị hạ đường huyết cấp tính. Đối với trẻ bị tiểu đường, chú ý không để đường huyết giảm quá thấp để tránh tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hơn.
Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết của trẻ, tốt nhất là mỗi tuần làm một lần lúc 2 giờ sáng để cho kết quả tối ưu hơn.
https://baby.familydoctor.com.cn/a/201708/2200794.html
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...