Đau, căng tức ngực do các nguyên nhân sinh lý

Đau tức ngực ở tuổi dậy thì và trong kỳ kinh nguyệt

Chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor lý giải: Thông thường các bé gái sẽ bước vào giai đoạn dậy thì bằng hiện tượng xuất hiện kinh nguyệt. Bên cạnh đó, đặc trưng thứ hai chính là sự phát dục của hai bên “núi đôi”. Lúc này sẽ có cảm giác căng tức và đau ở mức độ nhẹ, cho đến khi ngực phát triển thành thục thì cơn đau này sẽ biến mất.

Phụ nữ đau và căng tức ngực có thể do sinh lý cũng có thể do bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ đau và căng tức ngực còn là dấu hiệu xảy ra trong khoảng 1 tuần trước khi đến ngày “dâu rụng”. Theo thống kê lâm sàng, có đến 70% phụ nữ đều có cảm giác nặng nề và đau như kim châm ở ngực.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do mức Estrogen tăng cao dẫn đến tăng sinh tuyến vú hoặc phù thủng các tổ chức và sẽ giảm khi kinh nguyệt đến.

Đau tức ngực trong thai kỳ và sau sinh

Phụ nữ mang thai khoảng 40 ngày, mức estrogen sẽ xảy ra biến đổi làm cho hai bầu ngực có hiện tượng to ra và gây đau. Thông thường, tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian mang thai và không cần điều trị đặc thù nào.

Bà bầu cũng dễ bị đau ngực do mức estrogen biến đổi - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, sau khi đã sinh con thì trong khoảng một tuần đầu tiên, vú mẹ cũng bị căng và đau, thậm chí còn có biểu hiện có những cục u cứng.

Đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường do ảnh hưởng chủ yếu của Prolactin kích thích tiết sữa cho bé. Mẹ nên sớm tiến hành cho con bú hoặc nếu cần phải dùng máy hút sữa hỗ trợ. Các hạch cứng có thể dùng tay massage hoặc chườm nóng để cải thiện.

Đau tức ngực sau sinh hoạt tình dục hoặc sau khi nạo phá thai

Một bộ phận phụ nữ sau khi trải qua nạo phá thai cũng bị đau ngực và có những khối u khá rõ. Nguyên nhân là do thai kỳ bị kết thúc đột ngột khiến tốc độ các hormone trong cơ thể bị giảm xuống. Tuyến vú đang phát triển để tạo sữa cũng đột nhiên bị ngưng trệ sinh trưởng mà gây sưng đau.

Phụ nữ đau và căng tức ngực có thể do không đạt thỏa mãn trong quan hệ gối chăn - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ đau và căng tức ngực còn có thể do chế độ sinh hoạt tình dục không hài hòa, chưa đạt được thỏa mãn nên khiến bầu ngực rơi vào trạng thái sung huyết, nếu không phát hiện và có biện pháp cải thiện sẽ gây cảm giác đau đớn.

Đau, căng tức ngực xuất phát từ bệnh lý

Viêm tuyến vú

Đau còn có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu bạn phát hiện ngực bị đau mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt hay các nguyên nhân sinh lý khác, thời gian đau không cố định và kéo dài, chỉ đau cục bộ ở một vị trí của ngực thì nên cảnh giác vấn đề viêm tuyến vú. Cảm giác đau thường rõ rệt và khó chịu, đồng thời kèm sốt, sưng đỏ.

Tăng sinh tuyến vú có thể do các chế độ sinh hoạt thiếu khoa học gây ra - Ảnh minh họa: Internet

Tăng sinh tuyến vú

Đây cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau như giấc ngủ không đảm bảo, ăn uống không khoa học, căng thẳng thần kinh kéo dài v.v… Khi bị tăng sinh tuyến vú, hai bên ngực cũng sẽ có hiện tượng sưng phồng và đau nhức. Tuy không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng vẫn phải cảnh giác vì các khối u có thể biến chứng.

Ung thư vú

Phụ nữ đau và căng tức ngực cũng nên thận trọng vì đây còn có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Đây là căn bệnh khá phổ biến và tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Thông thường, ung thư vú ở giai đoạn đầu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác đau ngực nên dễ bị bỏ qua do chủ quan.

Đau nhức ở ngực cũng có thể là dấu hiệu ung thư vú ở giai đoạn đầu nên cần thăm khám kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ nếu bị đau tức ngực mà không do chu kỳ kinh nguyệt hay không xác định được nguyên nhân, tốt nhất nên đến bệnh việm thăm khám, kiểm tra để loại trừ nguy cơ bệnh tật, nhất là ung thư vú.