Mái tóc bạn hàng ngày phải chịu rất nhiều hư tổn từ khói bụi, nắng gió, thuốc nhuộm tóc, sấy tóc, uốn tóc... nhưng bạn lại không có nhiều thời gian để đến spa ủ tóc. Hãy áp dụng ngay những cách hấp tóc tại nhà dưới đây để có một mái tóc khỏe mạnh và mượt mà như ý.

Tại sao cần phải hấp tóc?

Hấp tóc hay ủ tóc là một bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc tóc. Tuy nhiên lại rất nhiều người lơ là bỏ qua bước này vì cảm thấy nó không cần thiết. Tuy nhiên, bước này lại vô cùng quan trọng trong việc quyết định mái tóc bạn có khỏe đẹp và phục hồi lại sau các hư tổn hay không.

Hấp tóc hay ủ tóc là một bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc tóc - Ảnh: Internet

Hấp tóc sẽ giúp tóc thoát khỏi tình trạng xơ, rối, cứng tóc, tóc chẻ ngọn, ngăn ngừa gàu, tăng độ bóng và giúp tóc trở nên khỏe mạnh, mềm mượt hơn.

Hướng dẫn cách hấp tóc tại nhà

Các hoạt động uốn nhuộm chính là tác nhân gây hư tổn tóc. Nếu bạn làm thường xuyên mà không dưỡng tóc bằng cách hấp tóc để dưỡng tóc thì các hóa chất này sẽ phá hủy mái tóc của bạn. Tuy nhiên hấp tóc tại nhà chỉ thật sự có tác dụng nếu bạn áp dụng đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn trong cách hấp tóc tại nhà bạn nên áp dụng đầy đủ các bước.

Bước 1: Chuẩn bị

Lựa chọn kem hấp tóc phù hợp với loại tóc của bạn. Bạn cũng có thể tự làm các loại kem ủ tóc từ nguyên liệu tự nhiên nếu muốn.

Bước 2: Gội đầu

Bạn nên gội đầu trước khi hấp tóc để loại bỏ hết những bụi bẩn bám trên da đầu. Qua đó dầu dưỡng tóc mới có thể phát huy hết tác dụng và thấm sâu vào da đầu dễ dàng nhất.

Bước 3: Thoa kem hấp tóc

Sau khi gội đầu, bạn lau bớt nước cho tóc. Chia tóc thành 4 phần hoặc nhiều hơn tùy độ dày mỏng của mái tóc bạn.

Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều lên từng lọn từ chân tóc đến ngọn tóc. Chú ý phần ngọn tóc vì đây là nơi dễ bị tổn thương nhất từ các hoạt động uốn nhuộm tóc - Ảnh: Internet

Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều lên từng lọn từ chân tóc đến ngọn tóc. Chú ý phần ngọn tóc vì đây là nơi dễ bị tổn thương nhất từ các hoạt động uốn nhuộm tóc. Massage toàn bộ phần chân tóc và da đầu khoảng 1 - 2 phút.

Bước 4: Ủ tóc

Sau khi massage bạn lấy khăn trùm đầu hoặc mũ tắm cố định tóc lại.

Tùy từng loại kem ủ tóc mà có thời gian ủ khác nhau. Bạn nên đọc kỹ phần hướng dẫn ghi thời gian ủ trên sản phẩm. Có loại chỉ 5 phút sau là có thể xả được. Nhưng cũng có loại phải chờ 20 phút mới xả.

Nếu tóc bạn khô và hư tổn nhiều thì nên ủ thời gian lâu hơn một chút để các dưỡng chất có thêm thời gian để ngấm sâu vào tóc giúp nuôi dưỡng tóc tốt hơn. Ngược lại nếu mái tóc bạn nhiều dầu thì nên rút ngắn thời gian ủ để tránh trường hợp tóc bị nhờn và bết dính.

Bước 5: Xả tóc

Sau thời gian ủ, bạn tháo khăn hoặc mũ trùm đầu xuống rồi xả lại tóc với nước mát. Chú ý không nên sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho tóc cũng như da đầu. Bạn cũng không cần dùng thêm dầu xả hay dầu dưỡng tóc gì nữa bởi các dưỡng chất có trong kem ủ đã đủ để nuôi dưỡng tóc.

Bước 6: Sấy tóc

Bước này không bắt buộc. Nếu bạn không có thời gian thì lau khô tóc cho đỡ ướt rồi mới tiến hành sấy tóc. Chú ý để ở chế độ sấy thấp nhất. Tốt hơn hết là bạn nên để khô tự nhiên được thì hoàn hảo nhất.

Bước này không bắt buộc. Nếu bạn không có thời gian thì lau khô tóc cho đỡ ướt rồi mới tiến hành sấy tóc. Chú ý để ở chế độ sấy thấp nhất. Tốt hơn hết là bạn nên để khô tự nhiên được thì hoàn hảo nhất - Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi ủ tóc tại nhà

Để áp dụng cách hấp tóc tại nhà mang lại hiệu quả như mong muốn thì bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Không ủ tóc quá thường xuyên sẽ gây tác dụng ngược, làm cho tóc yếu đi. Nên áp dụng mỗi tuần 1 lần là lý tưởng nhất.

- Không dùng kem ủ tóc để làm dầu xả vì kem ủ tóc chỉ có tác dụng khi nó được ủ kín.

- Đối với tóc uốn bạn nên chọn loại kem chứa nhiều protein để tác dụng dưỡng tóc tốt hơn.

- Nếu bạn có mái tóc nhờn nhiều dầu thì nên chọn loại kem có kết cấu mỏng nhẹ.

- Đối với tóc khô xơ thì nên chọn những kem ủ có thành phần dưỡng ẩm nhiều.

- Sau khi gội đầu xong bạn nên lấy khăn tắm thấm bớt nước rồi mới thoa kem ủ tóc.

- Không nên dùng dầu xả trước khi hấp tóc để tránh cho tóc khỏi bị bết dầu. Chỉ nên gội sạch tóc để tạo điều kiện cho các dưỡng chất trong kem dưỡng thấm sâu hơn.

- Cần dùng dầu hấp tóc ở phần ngọn hơn vì phần này ít nhận được dưỡng tóc từ chân và cũng là phần chịu hư tổn nhiều nhất.


Không ủ tóc quá thường xuyên sẽ gây tác dụng ngược, làm cho tóc yếu đi. Nên áp dụng mỗi tuần 1 lần là lý tưởng nhất - Ảnh: Internet

Một số cách ủ tóc tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm ủ tóc có bán sẵn trên thị trường thì bạn cũng có thể tự làm các loại kem ủ tóc bằng những nguyên liệu có sẵn trong tủ bếp nhà bạn cũng có hiệu quả cao mà không chứa nhiều hóa chất gây hại cho tóc.

Cách ủ tóc bằng bơ

Bơ là loại trái cây chứa hàm lượng dưỡng ẩm cao, chứa nhiều vitamin A, K, B6, C... rất thích hợp cho mái tóc xơ rối, hư tổn thiếu sức sống.

Nguyên liệu: Nửa quả bơ chín, 1 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh nước cốt chanh.

Cách làm: Gọt vỏ và xay nhuyễn bơ mật ong, nước cốt chanh thành một hỗn hợp đồng nhất.

Gội tóc cho sạch. Thoa hỗn hợp trên lên tóc rồi trùm khăn lại, ủ khoảng 30 phút.

Xả lại bằng nước mát và dùng dầu gội đầu gội lại.

Có thể áp dụng cách ngày nếu mái tóc của bạn bị hư tổn nặng. Sau khi tóc cải thiện thì giảm xuống còn 1 lần/tuần.

Cách ủ tóc tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên rất tốt cho da và tóc. Đặc biệt đối với những bạn có mái tóc khô.

Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu làm đẹp từ thiên nhiên rất tốt cho da và tóc. Đặc biệt đối với những bạn có mái tóc khô - Ảnh: Internet

Các nghiên cứu đã chứng minh dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh trên da đầu, cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng tóc mọc khỏe mạnh, bóng mượt.

Nguyên liệu: 1 chén dầu dừa nhỏ

Cách làm: Làm nóng dầu dừa bằng lò vi sóng.

Gội đầu sạch. Thoa đều dầu dừa lên mái tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng vài phút để dầu dừa thấm sâu vào trong da đầu. Quấn tóc lại rồi dùng khăn chụp ủ trong khoảng 30 phút. Cuối cùng gội sạch đầu với nước mát. Nếu mái tóc bạn bị bóng dầu thì chỉ nên ủ khoảng 20 phút là đủ.

Lưu ý, dầu dừa chứa rất nhiều chất béo nên rất nhờn rít khó rửa lại bằng nước thông thường. Sau khi ủ tóc bạn nên lấy giấy khô hoặc bông thấm bớt lượng dầu dừa ở da đầu rồi mới gội lại bằng nước sạch để tránh tình trạng tóc bị bóng nhờn sau khi hấp phục hồi.

Ủ tóc bằng nha đam

Nha đam cũng là một loại nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp. Nha đam chứa nhiều vitamin B giúp kích thích nang tóc phát triển. Axit salicylic có trong nha đam còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm, trừ gàu cho da đầu. Vì vậy việc ủ tóc bằng nha đam không những giúp mái tóc mềm mượt, mọc nhanh, khỏe mạnh mà còn giúp giải quyết nhiều vấn đề về tóc và da đầu.

Nha đam cũng là một loại nguyên liệu quen thuộc trong làm đẹp. Nha đam chứa nhiều vitamin B giúp kích thích nang tóc phát triển - Ảnh: Internet

Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam, nước vo gạo sạch.

Cách làm: Cắt nhánh nha đam, loại bỏ phần nhựa xanh chỉ lấy phần nhựa trắng. Xay nhuyễn phần gel trắng.

Nước vo gạo để lắng, lấy phần đặc. Trộn đều với gel nha đam rồi thoa lên tóc sau khi đã gội đầu. ủ tóc trong 30 phút rồi gội lại với nước sạch.

Với nha đam bạn có thể áp dụng với mọi loại tóc, từ tóc khô đến tóc bóng nhờn đều có phù hợp với cách ủ tóc từ nha đam này.

Thật đơn giản phải không nào! Chẳng cần mất công đến spa. chẳng phải bỏ ra một mớ tiền để ngồi hàng giờ chờ đợi bạn vẫn có được một mái tóc mềm mượt chỉ với những cách hấp tóc tại nhà khá đơn giản ở trên. Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chân áp dụng thôi nào!