Hành - Vị thuốc trị phong hàn cảm cúm
Cổ xưa người ta đã coi hành là thứ thuốc tốt. Trong Đông y cho rằng, hànhcó tính cay ôn hòa, có tác dụng giải hàn, ôn thông dương khí, giải độc... Phần hành trắng là vị thuốc chính dùng chữa trị phong hàn cảm cúm.
Hành có nhiều tên gọi là hành hoa, hành củ, hành chăm... thường được dùng làm gia vị nấu trộn và khử tanh thức ăn. Khi dùng làm gia vị trộn lẫn, hành được cắt nhỏ hoặc đập nát để chiên xào tạo mùi thơm kích thích tiết dịch vị. Hành có thể trộn tươi, cũng có thể ép chiết thành dầu hành. Hành không chỉ là thứ thực phẩm gia vị như một thứ rau xanh mà còn là một thứ thực phẩm sức khỏe bổ dưỡng không thể thiếu trong những bữa ăn. Mùi vị hăng thơm của hành có tác dụng làm át mùi tanh, ngoài ra còn làm tăng thêm mùi vị thơm, có thể phân giải chất lòng trắng trứng thành pepton (một loại chất hữu cơ có thể kháng bệnh) nâng cao được khả năng hấp thu protein của cơ thể. Thức ăn có hành còn có tác dụng giải độc, thúc đẩy dạ dày và ruột tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, bởi thế, hành được gọi là "thực phẩm gia vị sức khỏe".
Người cảm mạo, tưa lưỡi dùng hành nấu canh cá chép làm món khai vị hỗ trợ bữa ăn ngon dễ tiêu.
Người đau dạ dày lấy 4 gốc hành giã nát đổ nước và chút đường đỏ đun làm nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, uống đều trong một thời gian sẽ thấy chuyển biến.
Chữa tay chân tê dại bằng cách lấy 50g hành củ, 15g gừng, 3g hồ tiêu đun thành nước uống sẽ khỏi.
Để chữa thiếu sữa cho phụ nữ sinh con, lấy hành củ 2 cây, đương quy 10g, hoàng kỳ 15g đun lên thành nước thuốc uống.
Ngoài các phương pháp chữa trị kể trên, hành còn dùng ngoài chữa:
Đau bụng hoặc khó đi tiểu tiện thì nướng hành đắp vào rốn.
Người bị ung nhọt kiểu chuỗi ở cổ, lưng đau đớn thì lấy hành củ giã dập rồi trộn với mật ong đắp lên chỗ đau có tác dụng giải độc.
Người bị viêm mũi cấp hoặc mạn tính, trước hết dùng nước muối nhạt rửa mũi, sau đó bông que chấm nước củ hành ép lau bên trong hai lỗ mũi.
Để chữa trĩ, dùng lá hành đun sôi để nguội ngâm rửa hậu môn.
Đau viêm khớp lấy giấm chua trộn hành củ đập dập đắp.
Y học hiện đại đã chứng minh, hành ngoài chất protein, mỡ, đường các loại, vitamin các loại, chất đỏ cà rốt, axit carbonic, magiê, canxi còn có vị của tỏi, dầu thực vật, êtylen... Với những thành phần phong phú này, hành còn có thể ngăn ngừa chữa trị được các bệnh lỵ, bạch hầu, nấm, kích thích chức năng miễn dịch, nâng cao khả năng kháng bệnh trong cơ thể mỗi người. Bởi vậy, thường xuyên ăn hành làm thông hô hấp, trợ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, từ hành chiết lấy một chất đặc biệt ngăn ngừa được tế bào ung thư phát triển. Hành còn có thể làm nhuyễn phế quản, ngừa đông vón máu, ngăn ngừa tắc mạch, chống được bệnh về tim. Lâm sàng nghiên cứu khẳng định, người thường xuyên ăn hành các triệu chứng bệnh tim mạch như nghẽn mạch huyết quản, xơ vữa động mạch, bệnh van tim đều rất ít. Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn hành sẽ ngăn ngừa được các loại bệnh đái tháo đường, viêm khớp, giảm nhẹ bệnh tăng huyết áp... Hành có nhiều tác dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe như thế nên bữa ăn mỗi gia đình không thể thiếu hành. Miền Nghệ An, Hà Tĩnh có loại hành tăm, củ bé như hạt ngô là loại hành có giá trị cao nhất cả trong chữa bệnh và làm thực phẩm.
Hành có giá trị nhiều mặt như vậy, nên để có hành dùng trong suốt cả năm dài, cần biết cách bảo quản. Hành thích ẩm, nhiệt độ thấp. Khi thu hoạch xong buộc thành túm, để nơi mát mẻ khô ráo, xếp lá trên, củ dưới, không được tưới nước. Về mùa đông, khi hành bị đông cứng thì đừng va đập vào nó, cứ để nguyên hiện trạng, tự nó trở lại bình thường. Chính vì thế mà tục ngữ có câu: "Hành không sợ khổ luyện, chỉ sợ va đập" là như thế.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.
Vợ không biết làm việc nhà, chỉ giỏi đúng một việc, chồng tức tối trả về “nơi sản xuất”
Những tưởng bà mẹ sẽ mắng con gái và mong con rể thông cảm, nào ngờ bà lại mắng con rể.
Dính buồng tử cung tưởng có bầu: Dấu hiệu dễ nhầm lẫn
Bị dính buồng tử cung nhưng lại nhầm lẫn là có thai không phải là trường hợp hiếm gặp ở những phụ nữ đang mong có con.
Mẹ bầu không nghén thai nhi có bị ảnh hưởng không?
Mang thai và ốm nghén thường song hành cùng nhau, vậy mang thai không nghén có sao không?