Hàng trăm dự án bất động sản ở TP.HCM cận kề cái chết
Dự án khu phức hợp 678 Âu Cơ (Centa Park) ở P.14, Q.Tân Bình do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon) và Công ty cổ phần Thanh Niên làm chủ đầu tư có tổng diện tích khoảng 22.000m2 với 1.300 căn hộ, tọa lạc ngay trung tâm Q.Tân Bình với bốn mặt tiền đường Đồng Đen, Hồng Lạc, Âu Cơ và Bàu Cát 9.
Năm 2016, khi tung ra thị trường, căn hộ dự án này đã thu hút rất nhiều khách hàng “xuống tiền”. Chủ đầu tư hứa, khách hàng mua căn hộ sẽ được nhận nhà sau khoảng 18 tháng. Nhưng đến nay, đã gần 3 năm, dự án chỉ mới hoàn thành phần móng và nằm im gần 2 năm qua. Khách hàng vô cùng khổ sở vì tiền đã đóng, nhà không có, hằng tháng còn tốn tiền nhà trọ. Thậm chí, nhiều khách hàng còn phải trả thêm tiền lãi vay ngân hàng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án chưa được các cơ quan chức năng phê duyệt để hoàn chỉnh pháp lý; từ đó, chủ đầu tư không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho cơ quan nhà nước.
Tương tự, dự án CT Home Bình Thạnh (số 471 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) do Công ty cổ phần Xây dựng và Trang trí nội thất Cát Tường làm chủ đầu tư có tổng diện tích đất khoảng 920,7m2 gồm một block cao 11 tầng với 60 căn hộ thương mại, officetel, nhà cho thuê. Dự án được giới thiệu ra thị trường từ khoảng cuối năm 2018, dự kiến hoàn thành sau một năm xây dựng nhưng đến nay, vẫn chỉ là khu đất trống.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ đầu tư dự án CT Home Bình Thạnh đã nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng hơn một năm qua nhưng toàn bộ pháp lý dự án vẫn giậm chân tại chỗ. Chờ đợi quá lâu, chủ đầu tư tháo luôn bảng công trình xuống, chấp nhận “chết lâm sàng”.
170 dự án “chết lâm sàng” do vướng thủ tục
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện ở TP.HCM, có đến 170 dự án đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc công nhận chủ đầu tư nhưng bị ách tắc thủ tục công nhận chủ đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trong đó có 44 dự án đã có quyền sử dụng đất.
Nguyên nhân, theo quy định trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại bằng hình thức chỉ định đầu tư, dự án phải có đất ở 100% nhưng thực tế, có đến 74,1% dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp (đất ở, đất nông nghiệp, đất kênh rạch). Hiện Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP.HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn này cho doanh nghiệp.
Dự án CT Plaza Nguyên Hồng (số 18 Nguyên Hồng, P.1, Q.Gò Vấp) do Công ty cổ phần Nguyên Hồng làm chủ đầu tư dự kiến cung ứng khoảng 280 căn hộ có diện tích 55 - 76m2 và 18 căn shophouse có diện tích khoảng từ 220 - 470m2.
Năm 2017, dự án được quảng cáo rầm rộ nên đã thu hút nhiều khách hàng đặt mua. Theo hợp đồng, chủ đầu tư sẽ bàn giao nhà vào quý IV/2019, nhưng hiện dự án chỉ mới thi công được phần móng và đang có dấu hiệu “đứng hình”.
Ngày 8/8, chúng tôi ghi nhận, dự án không có dấu hiệu thi công, bên trong không có công nhân nào, chỉ có một cần cẩu đứng im.
Tại Q.7, dự án Đức Long Golden Land do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Vạn Gia Long làm chủ đầu tư, sau khoảng 2 năm khởi công, đến nay vẫn chưa xong phần móng. Trong khoảng 6 tháng qua, dự án này đã dừng thi công hoàn toàn.
Tương tự, tại Q.8, dự án Đức Long New Land do Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Đồng Phú Hưng làm chủ đầu tư, sau khoảng 3 năm khởi công, nay mới hoàn thành phần ngầm hóa lưới điện và vẫn đang thi công hạng mục móng, cọc, tường vây để làm phần hầm.
Tại H.Nhà Bè, dự án Kenton Node sau khi “chết lâm sàng” vào khoảng năm 2010, đến năm 2017 “sống” lại nhưng 6 tháng qua đã có dấu hiệu “đứng hình”, nguy cơ “đột tử” lần 2.
Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản vì dự án “trùm mền”
Tiếp xúc với chúng tôi, ông H. - tổng giám đốc một công ty bất động sản có trụ sở ở Q.2, TP.HCM - cho biết, cách nay 3 năm, ông có xin đầu tư một dự án căn hộ chung cư ở P.An Phú, Q.2 với tổng diện tích gần 5.000m2. Công ty ông tuân thủ đầy đủ thủ tục xin phép, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận chủ đầu tư và phê duyệt quy hoạch 1/500.
Nguyên nhân, nhà nước giao cho ông khu đất có khoảng 300m2 đất công dôi dư do giải tỏa mở rộng Xa lộ Hà Nội. Chờ đợi quá lâu, ông xin trả lại phần đất công này cho nhà nước và đóng tiền sử dụng đất phần còn lại để triển khai thi công dự án nhưng cơ quan chức năng không chịu. Trong khi đó, dự án không có, công ty thường xuyên nợ lương, hơn 50% nhân viên trong số 500 nhân viên nghỉ việc. Ông lo tình trạng này kéo dài, công ty có nguy cơ phá sản.
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân 4-6 lần một năm và cây non nên bón phân 30-60 ngày một lần trong suốt mùa sinh trưởng.
Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...
Theo người xưa, những loại cây này được cho là mang đến sự phú quý, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Người xưa cho rằng sạch sẽ là "phong thủy tốt nhất" của một ngôi nhà. Do đó, để thu hút may mắn và tài lộc, việc giữ gìn sự sạch sẽ của ngôi nhà là điều không thể thiếu.
Thợ lâu năm mách cách vệ sinh máy lọc không khí vừa sạch lại tiết kiệm hóa đơn tiền điện:...
Cần cân nhắc những điều này khi mua và vệ sinh máy lọc không khí để máy sử dụng được lâu dài.